Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Sat Dec 25, 2010 7:52 pm
admin
admin

đi tìm "nụ cười công sở" Admin

Nụ cười không chỉ là biểu hiện của một trạng thái cảm xúc tinh tế của
con người, nó còn là một dạng ngôn ngữ ngoài lời, có khả năng mở ra
nhiều phạm vi giao tiếp phong phú trong các mối quan hệ của đời sống xã
hội.


đi tìm "nụ cười công sở" Nu%20cuoi%20cong%20so1Nụ
cười không chỉ là biểu hiện của một trạng thái cảm xúc tinh tế của con
người, nó còn là một dạng ngôn ngữ ngoài lời, có khả năng mở ra nhiều
phạm vi giao tiếp phong phú trong các mối quan hệ của đời sống xã hội.
Nhà
tâm lý học Paul Ekman (người Mỹ) đã đưa ra con số thống kê lên đến 19
kiểu cười khác nhau, trong đó có cười đồng thuận, cười rụt rè, cười
nhếch mép (ranh mãnh), cười quyến rũ, cười rạng rỡ, cười khó chịu, cười
hăm dọa, cười thanh thản, cười khêu gợi, cười chào đón, cười xã giao …
Mới
đây, tại chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2009 của Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng có nêu “năm 2009 tập trung chuyển biến rõ nét tác
phong, lề lối và thái độ công tác của cán bộ, công chức, viên chức;
thực hiện “nụ cười công sở” trong quan hệ xử lý công việc của tổ chức,
công dân”.
Vậy, “nụ cười công sở” là kiểu nụ
cười nào trong các kiểu nụ cười mà Paul Ekman đã dày công nghiên cứu và
đúc rút? Trên thực tế, ở công sở chúng ta có thể bắt gặp hầu như đầy đủ
các kiểu nụ cười. Bởi công sở là nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động
sống của con người, ở đó các trạng thái cảm xúc, các mối quan hệ đan xen
và phạm vi giao tiếp vô cùng phong phú sẽ đồng thời tạo nên vô vàn nụ
cười đủ các kiểu khác nhau. Nhưng chúng ta có thể cũng nhau ngầm hiểu
“nụ cười công sở” phải là một trong các kiểu như cười đồng thuận, cười
thanh thản, cười rạng rỡ, cười chào đón, cười xã giao ...
Thế
nên, không thể đi tìm chuẩn mực nào đó cho một kiểu nụ cười, mà đi tìm
“nụ cười công sở” là đi tìm sự thoải mái, thân thiện, cách ứng xử văn
hoá nơi công sở của cán bộ, công chức sao cho người dân đến với công sở
họ thấy mãn nguyện, thấy hài lòng, thấy sự thiện cảm của biểu hiện giao
tiếp và thấy niềm hứng khởi khi được phục vụ.
Càng
ngày người dân càng kiếm tìm được nhiều hơn “nụ cười công sở”, đó là
biểu hiện cho thấy, ở một mức độ nào đó, người cán bộ công chức đã thực
hiện phần nào nghĩa vụ của mình đối với các chuẩn mực về đạo đức, văn
hoá ứng xử, giao tiếp được quy định trong các văn bản pháp quy, cụ thể
là Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2000 và
2003), Quyết định 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành
quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Ở Đà Nẵng,
UBND thành phố có Quyết định số 1866/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2008
ban hành Kế hoạch “Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức tại
các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng”. Như vậy, từ chuyện nụ cười của biểu hiện cảm xúc thành nụ cười
của ý thức trách nhiệm là cả một hành trình có sự tác động của cơ chế,
chính sách được sự hưởng ứng, tiếp nhận và tuân thủ của cán bộ, công
chức đối với cách hành xử văn hoá nơi mình công tác.
Theo
tôi, không thể có một nụ cười mẫu (mỗi người sẽ có những biểu hiện cảm
xúc khác nhau), nhưng để công sở có những nụ cười biểu hiện của sự gần
gủi, thân thiện, cơ quan nhà nước có thể đưa ra những quy định có tính
bắt buộc về chuẩn mực hành vi (cách ứng xử văn hoá nơi công sở) sao cho
không cứng nhắc, không chỉ tuân thủ các quy định mang tính khuôn khổ như
lịch sự, tôn trọng với người dân mà còn phải hoà nhã, thân thiện, nhiệt
tình ... và kể cả phải cười! Và không thể có được văn hoá ứng xử đẹp
của từng cá nhân con người khi thiếu văn hoá ứng xử mang “bản sắc” của
từng cơ quan, đơn vị. Xây dựng mối quan hệ công tác hoà thuận, chia sẻ,
giúp đỡ, đoàn kết gắn bó cũng là cách để mỗi cơ quan, đơn vị tự đi tìm
nụ cười cho mình. Tại sao cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp nhà
nước vẫn chưa có được sự cởi mở, niềm nở và sự nhiệt tình như các công
sở thuộc khối doanh nghiệp? Tại sao không có những quy chuẩn về hành vi
ứng xử văn hoá nơi công sở thật sự cụ thể để người làm công vụ thực
hiện? Tại sao không có những buổi tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng ứng xử
văn hoá nơi công sở nói chung, cách giao tiếp thân thiện, sự biểu hiện
nụ cười cho cán bộ, công chức?
Tất nhiên, còn có
khá nhiều yếu tố tác động đến số lượng ít hay nhiều nụ cười nơi công sở.
Đôi khi, sự “co giản” của nụ cười còn bị tác động bởi những chuyện rất
sát thực như “cơm áo gạo tiền”, môi trường công việc, không gian giao
tiếp và đặc thù nghề nghiệp ... Cho nên, người dân thì đi tìm “nụ cười
công sở” nơi phòng tiếp dân, bàn làm việc hay khi bước qua phòng bảo vệ;
còn các cơ quan đơn vị phải tìm nụ cười từ nhà cán bộ, công chức tới
cổng cơ quan, từ phòng làm việc đến cuộc họp giao ban, từ nơi bỏ phiếu
tín nhiệm sang phòng bình xét thi đua ... Làm sao, ngoài việc đề ra các
quy định mang tính quy phạm để xác lập hình thức biểu hiện nụ cười mang
tính “nghề nghiệp”, phải kiếm tìm thêm những giải pháp có tính dài hạn
nhằm chân thực hoá nụ cười của người công chức. Bởi, chỉ có nụ cười chân
thành mang xúc cảm của niềm hứng khởi khi thực hiện công vụ mới làm nên
nền tảng vững bền cho mọi biểu hiện ứng xử nơi công sở. Khi đó, những
nụ cười sẽ xoá đi cảm giác cứng nhắc, lạnh lùng và rất nhiều khoảng cách
thường vẫn thấy khi ai đó bước vào công sở ... ./.
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com