Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Sat Dec 25, 2010 7:29 pm
admin
admin

ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ VỚI VẤN ĐỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  Admin

Bốn nội dung cơ bản của công cuộc cải
cách hành chính mà Chính phủ đề ra bao gồm: cải cách thể chế, cải cách
bộ máy và chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ công chức và cải cách tài
chính công. Trong thực tế, bên cạnh cải cách thể chế được xem là cái
gốc của mọi cuộc cải cách thì “cải cách” con người - cán bộ, công chức -
được xem là yếu tố quyết định đối với sự thành, bại của công cuộc cải
cách hành chính nói chung.




Luật cán bộ, công chức ra đời, có hiệu
lực kể từ ngày 01/01/2010 đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc tách
bạch giữa đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành
chính với đội ngũ viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà
nước. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng, hoàn thiện
và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu
này, nhiều vấn đề đã và đang đặt ra: xác định cơ cấu, tiêu chuẩn chức
danh công chức; công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với vị trí công việc cụ
thể của từng đối tượng cán bộ, công chức; chế độ tuyển dụng công chức
đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch; chế độ khen, thưởng, đãi ngộ
thích đáng, nghiêm minh v.v… Tuy nhiên, một vấn đề không kém phần quan
trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng vừa
chuyên” là ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ.

Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà
nước, cán bộ, công chức (quản lý, điều hành) là những người xây dựng,
ban hành các văn bản quản lý; đồng thời cán bộ, công chức (thực thi)
cũng là những người áp dụng văn bản vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Ở
đây dễ phát sinh tâm lý, người ban hành văn bản thường đưa ra những quy
định, tiêu chuẩn, định mức có lợi cho mình và tất nhiên phần khó khăn
sẽ thuộc về đối tượng áp dụng. Chưa kể đến trường hợp cán bộ, công chức
vận dụng các chủ trương, chính sách một cách tự do, tùy tiện theo hướng
bất lợi hay có lợi cho người dân tùy theo mối quan hệ, sự thân tình và
cả những khoản thù lao, quà cáp ngoài quy định. Do đó, vấn đề đạo đức
công vụ được đặt ra là cán bộ, công chức không chỉ có cái tầm mà còn
phải có cái tâm trong sáng. Tức là mọi quyết định của cán bộ công chức
đặt ra trên hết thảy phải hợp lòng dân, xuất phát từ quyền và lợi ích
chính đáng của dân. Bởi vì mục đích cuối cùng của hoạt động quản lý
hành chính Nhà nước chính là phục vụ nhân dân.

Một khía cạnh khác của đạo đức công vụ
là tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức. Hồ Chủ
Tịch đã nói: “Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân
dân”, “đày tớ là phục vụ nhân dân”. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn
không ít cán bộ, công chức giài quyết công việc cho dân theo kiểu “ban
ơn”, “ban phát”, tỏ thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu
…, trách nhiệm xử lý công việc chưa cao, còn hiện tượng đùn đẩy, né
tránh trách nhiệm, “ăn thật làm giả” và người gánh chịu thiệt hại, hậu
quả không ai khác chính là nhân dân. Tinh thần, thái độ làm việc này
hoàn toàn trái ngược với những chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ, đó
là: thái độ cư xử đúng mực, lịch sự, nhã nhặn; thực hiện nhiệm vụ với
tinh thần tận tụy, nhiệt tình, trung thực, không vụ lợi, vun vén cá nhân


Tóm lại, đạo đức công vụ là một phạm
trù tương đối rộng, bao hàm đạo đức, lối sống, cách xử sự của cán bộ,
công chức không chỉ trong các mối quan hệ xã hội thông thường mà còn
trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công, đó là trong giao dịch hành chính
với tổ chức, công dân. Để công tác cải cách hành chính thực sự trở
thành động lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành
chính Nhà nước, việc xây dựng các quy định, quy chế chuẩn về trách nhiệm
và đạo đức công vụ là một việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, hơn ai
hết bản thân cán bộ, công chức phải tự rèn luyện, trau dồi và phải tự
“vượt lên chính mình”./.
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com