Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Sat Dec 25, 2010 7:46 pm
admin
admin

đạo đức thông vụ đọc đi mọi người Admin

Nâng cao đạo đức công vụ để góp phần


phòng, chống tham nhũng


NGUYỄN
KHẮC BỘ




T





ham
nhũng chính là "vật cản" làm chậm, cản trở việc thực hiện các chính
sách đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Nếu xét về mặt khách quan, tham
nhũng là "căn bệnh" đã có nguồn gốc từ "xưa" nên rất khó
khăn trong việc ngăn chặn, đẩy lùi, tiêu diệt. Ngay từ thời phong kiến và trước
đó, hiện tượng tham nhũng, lãng phí tiền của của quốc gia đã xuất hiện. Có khác
chăng với bây giờ chỉ là khác về quy mô, còn hình thức, bản chất thì vẫn như
thế.



Xét
về mặt chủ quan, tham nhũng là hành vi bị xã hội lên án, pháp luật nghiêm cấm,
ngăn chặn. Chế tài xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi này là bắt buộc
chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn liên quan nhất định. Nghĩa là, một
người dân bình thường thì không thể nào thực hiện được hành vi tham nhũng. Như
vậy, để từng bước ngăn ngừa, tiêu diệt tận gốc các hành vi tham nhũng thì trước
hết phải bắt đầu từâ công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đạo đức công vụ,
quản lý thật tốt cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cơ quan Đảng, Nhà nước,
đoàn thể) nói chung, đặc biệt là số cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tiếp
xúc, thực thi, giải quyết công việc đối với người dân.



Hiện
nay, đất nước ta đã tiến vào thời kỳ hội nhập quốc tế, nền kinh tế đất nước
phát triển nhanh chóng, các hình thức kinh doanh, buôn bán... phát triển hơn
nhiều so với trước. Điều đó đòi hỏi năng lực công tác, tiếp cận, nhạy bén trong
công việc và từng cán bộ, công chức, viên chức phải luôn được bồi dưỡng, đào
tạo phù hợp với thực tiễn, vị trí công tác được phân công. Đối với số cán bộ,
công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ trong các cơ quan thuộc lĩnh vực tư pháp
thì vấn đề nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp
và siết chặt việc quản lý đối với cấp dưới sẽ là "biện pháp" hữu hiệu
nhất nhằm đẩy mạnh công tác phá án, phát hiện các biểu hiện, hiện tượng tham
nhũng một cách đúng người, đúng tội, tránh gây ra các vụ án oan sai... nhằm
nâng cao niềm tin của người dân đối với các cơ quan thực thi pháp luật nói
chung.



Thực
hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, thời gian qua các cơ quan có trách nhiệm
chính trong việc triển khai công tác phòng, chống tham nhũng đã phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ được giao. Vấn đề trọng tâm đang được đặt ra đối với công tác quản lý
cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức các cấp, các ngành "vừa hồng, vừa chuyên". Phải
nêu cao tác phong, vai trò đạo đức, gương mẫu trong công tác, tiếp xúc, giải
quyết công việc của công dân có chất lượng, đúng thời gian theo luật định và có
văn hóa. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng theo thẩm quyền của mình phải
thường xuyên sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế cho sát hợp; đồng thời quản
lý cán bộ, công chức, viên chức sao cho phù hợp với thực tế tại địa phương,
ngành, đơn vị mình./.
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com