Sat Dec 25, 2010 8:12 pm
Ở thời điểm hiện nay, khi "chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu là chính" thì việc tăng cường đạo đức kinh doanh, tạo ra sự tin cậy lâu bền trong quan hệ quốc tế chính là một trong những đảm bảo cho việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đúc trong chiến lược hướng về xuất khẩu là chính, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã chỉ ra ba phương diện quan trọng trong quan hệ quốc tế mà chúng ta phải tạo ra được sự tin cậy cao. Đó là sự tin cậy "trong thanh toán bằng ngoại tệ, trong việc thực hiện các hợp đồng buôn bán, trong việc bảo đảm phẩm chất của. hàng hóa. Đặc biệt chú trọng không ngừng nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.
Các quan hệ, các hành vi đạo đức chính là sự đối tượng hóa, sự thể hiện, thực hiện các năng lực đạo đức của con người trong thực tiễn. Do vậy, khi xem xét đạo đức như là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể không tính đến vai trò của nhân cách đạo đức. Vai trò này càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một điểm xuất phát còn rất thấp về kinh tế - kỹ thuật với một nguồn lực con người nhìn chung còn nhiều hạn chế.
Phân tích thực trạng nguồn lực con người, Hội nghị Trung ương VII đã chỉ ra rằng hiện nay "không ít cán bộ đảng viên thoái hóa, quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí, xa rời bản chất giai cấp công nhân", rằng hiện nay chúng ta "chưa chú trọng bồi dưỡng ý thức giai cấp, trình độ kiến thức và tay nghề, lương tầm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp" cho giai cấp công nhân. Quan điểm "lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" đòi hỏi chiến lược giáo dục phải "kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp với việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức". Có như vậy mới biến được nguồn lực con người đông đảo hiện nay (36,5 triệu người trong độ tuổi lao động, dự báo đến năm 2.000 sẽ là 46,5 triệu) thành động lực thực sự cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bồi dưỡng, nâng cao nhân cách đạo đức cho con người nghĩa là làm hình thành trong họ khả năng độc lập ứng xử trước những tình huống cụ thể (trong sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi hoạt động nghề nghiệp) sao cho phù hợp với những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội. ở đây xuất hiện nhu cầu về một hệ thống những nguyên tắc, những chuẩn mực mới, tức một bộ luật đạo đức mới nhằm điều tiết hành vi con người thích hợp với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ chế thị trường.
Tham vọng về một bộ luật chi tiết đến mức có thể áp dụng cho môi trường hợp một cách xác định, đơn trị là ảo tưởng, nhưng cần thiết và có thể xây dựng được một hệ thống những nguyên tắc, những chuẩn mực định hướng ở cấp độ phổ quát và cụ thể khác nhau cho mọi thành viên xã hội cũng như cho từng lĩnh vực xã hội, đặc biệt là linh vực sàn xuất, kinh doanh. Để tạo ra một hành lang đạo đức - pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp phát huy tối đa thế mạnh đạo đức của mình trong cạnh tranh lành mạnh, ngày nay, ở nhiều quốc gia, người ta đã tiến hành những cuộc vận động nhằm nâng cao nhân cách đạo đức trong kinh doanh thông qua việc xây dựng và áp dụng những bộ luật đạo đức công vụ trong các doanh nghiệp. Những bộ luật đạo đức như vậy quy định trách nhiệm đạo đức - pháp lý cụ thể đối với khách hàng, người ký hợp đồng, người cung ứng, người làm thuê, các cổ đông... Chẳng hạn, hơn một nửa trong số 500 công ty chính thức và 700 Công ty tư nhân lớn ở Hồng Kông, 113 các hăng ở nước Anh, 3/4 các hãng ở nước Mỹ đã áp dụng những Bộ luật đạo đức công vụ. Kinh nghiệm của những nước đã và đang công nghiệp hóa đó có thể là những gợi ý cho việc xây dựng một bộ luật đạo đức mới nhằm phát huy tính tích cực của nhân cách đạo đức trong công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở đất nước ta hiện nay.
2. Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ giới hạn ở chỗ phải tạo ra một môi trường đạo đức với các quan hệ đạo đức thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội, cũng như xây dựng các nhân cách đạo đức phát triển đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nói khác đi, đạo đức không chỉ hiện diện như động lực mà còn là mục tiêu, kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên bình diện này, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng có nghĩa là đấy mạnh quá trình xác lập các quan hệ và các nhân cách mới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa lên đạo đức luôn luôn là tác động thuận chiều.
Thực tiễn cho thấy: ngay như ở những nước phát triển, dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cạnh tranh kinh tế trở nên gay gắt hơn, sự phân cực về sở hữu và thu nhập diễn ra ngày một trầm trọng. Chẳng hạn ở Mỹ, giới thượng lưu với 1 % dân số đã chiếm tới 37% tài sản quốc gia, nếu gộp cả giới trung lưu vào thì số dân đó là 10%, nhưng 69% của cải quốc gia lại thuộc về sở hữu của họ. Không những thế, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa còn dẫn đến tình trạng phá hoại môi trường sinh thái, khai thác cạn kiệt tài nguyên, mả như có người từng nhận xét đó là sự ăn lạm phần của thế hệ sau (một biểu hiện của sự suy thoái đạo đức?). Những điều đó dẫn tới tình trạng gia tăng lối sống thực dụng, lối sống gắn hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống vào việc chiếm hữu và hưởng thụ thật nhiều. Cùng với sự suy giảm ý thức công dân, trách nhiệm đạo đức là sự này sinh hàng loạt các tệ nạn xã hội như tham những, bạo lực, tội phạm và nhữgn hiện tượng xuống cấp đạo đức khác. Những khủng hoảng xã hội - đạo đức do đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới chủ nghĩa tư bản đã nghiêm trọng đến mức chính các chính khách, các học giả và đông đảo dân chúng Tây Âu, Bắc Mỹ đã phải lên tiếng. Chẳng hạn, cựu Tổng thống Mỹ R.Nichxơn, trong cuốn "Chớp lấy thời cơ" (1991) thừa nhận sự bế tắc xã hội và những tệ nạn xã hội ở Mỹ đã đến mức báo động. Một điều tra xã hội học khác cho thấy đa số nhân dân Mỹ (theo tỷ lệ 2/1 ) nhận xét rằng nước Mỹ đang suy sụp tinh thần, đạo đức. Còn Edgar Morin, một triết gia nổi tiếng cho rằng phương thức phát triển của Châu Âu đang dẫn đến sự suy thoái đạo đức. Ông viết: chẳng những phương thức để phát triển thế giới thứ ba gây ra sự kém phát triển, mà cả sự phát triển vật chất, kỹ thuật, kinh tế của chúng ta cũng sản sinh ra sự kém phát triển về tinh thần, tâm lý, đạo đức".
Trên bình diện nhân cách, công nghiệp hóa cũng đang gây ra những hiệu ứng không thể xem thường được. Bằng những thành tựu khoa học - công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra nền văn minh màn hình với rất nhiều tiện nghi sinh hoá cùng những khả năng to lớn cho con người thâm nhập vào những bí mật của thế giới theo con đường nhận thức. Nhưng cũng chính những phương tiện của thông tin đại chúng lại làm cho sự giao cảm giữa thế giới nội tầm, cái tôi cảm xúc của nhân cách với thế giới bên ngoài (tự nhiên và xã hội) trở nên hời hợt. Nữ học giả người Mỹ Esther Wanning nhận xét rằng "trẻ em xem truyền hình” có trí tưởng tượng nghèo nàn hơn những trê em không xem. Theo báo cáo của những người làm công tác giáo dục thì những người xem vô tuyến có khoảng thời gian tập trung chú ý ngắn". Trong những điều kiện của xã hội hiện đại, cùng với tính năng động, sự khôn ngoan và bản lĩnh tự khẳng định mà cơ chế thị trường tạo ra, nhân cách con người cũng bị "thị trường hóa" theo một nghĩa nhất định. Nói khác đi, giá trị nhân cách trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với thị trường hóa được xác định không phải bởi cái “tôi chân thực" của mỗi người, mà bởi mức độ và khả năng làm cho người khác cần đến và lệ thuộc vào anh ta. Từ đó xuất hiện một khoảng trống, một thiếu hụt trong cấu trúc nhân cách. Đó là sự thiếu vắng mối đồng cảm, sự quan tâm đến người khác (cơ sở tâm lý của hành vi đạo đức). Thiếu đi những tình cảm này, con người trở nên cô đơn giữa con người, trở nên trơ lỳ trước những đau khổ và hạnh phúc của đồng loại. Tính vô cảm phổ biến là một trong những nguy cơ gây chia rẽ con người trong xã hội hiện đại.
Các quan hệ, các hành vi đạo đức chính là sự đối tượng hóa, sự thể hiện, thực hiện các năng lực đạo đức của con người trong thực tiễn. Do vậy, khi xem xét đạo đức như là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể không tính đến vai trò của nhân cách đạo đức. Vai trò này càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một điểm xuất phát còn rất thấp về kinh tế - kỹ thuật với một nguồn lực con người nhìn chung còn nhiều hạn chế.
Phân tích thực trạng nguồn lực con người, Hội nghị Trung ương VII đã chỉ ra rằng hiện nay "không ít cán bộ đảng viên thoái hóa, quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí, xa rời bản chất giai cấp công nhân", rằng hiện nay chúng ta "chưa chú trọng bồi dưỡng ý thức giai cấp, trình độ kiến thức và tay nghề, lương tầm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp" cho giai cấp công nhân. Quan điểm "lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" đòi hỏi chiến lược giáo dục phải "kết hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp với việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức". Có như vậy mới biến được nguồn lực con người đông đảo hiện nay (36,5 triệu người trong độ tuổi lao động, dự báo đến năm 2.000 sẽ là 46,5 triệu) thành động lực thực sự cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bồi dưỡng, nâng cao nhân cách đạo đức cho con người nghĩa là làm hình thành trong họ khả năng độc lập ứng xử trước những tình huống cụ thể (trong sản xuất kinh doanh cũng như trong mọi hoạt động nghề nghiệp) sao cho phù hợp với những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội. ở đây xuất hiện nhu cầu về một hệ thống những nguyên tắc, những chuẩn mực mới, tức một bộ luật đạo đức mới nhằm điều tiết hành vi con người thích hợp với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ chế thị trường.
Tham vọng về một bộ luật chi tiết đến mức có thể áp dụng cho môi trường hợp một cách xác định, đơn trị là ảo tưởng, nhưng cần thiết và có thể xây dựng được một hệ thống những nguyên tắc, những chuẩn mực định hướng ở cấp độ phổ quát và cụ thể khác nhau cho mọi thành viên xã hội cũng như cho từng lĩnh vực xã hội, đặc biệt là linh vực sàn xuất, kinh doanh. Để tạo ra một hành lang đạo đức - pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp phát huy tối đa thế mạnh đạo đức của mình trong cạnh tranh lành mạnh, ngày nay, ở nhiều quốc gia, người ta đã tiến hành những cuộc vận động nhằm nâng cao nhân cách đạo đức trong kinh doanh thông qua việc xây dựng và áp dụng những bộ luật đạo đức công vụ trong các doanh nghiệp. Những bộ luật đạo đức như vậy quy định trách nhiệm đạo đức - pháp lý cụ thể đối với khách hàng, người ký hợp đồng, người cung ứng, người làm thuê, các cổ đông... Chẳng hạn, hơn một nửa trong số 500 công ty chính thức và 700 Công ty tư nhân lớn ở Hồng Kông, 113 các hăng ở nước Anh, 3/4 các hãng ở nước Mỹ đã áp dụng những Bộ luật đạo đức công vụ. Kinh nghiệm của những nước đã và đang công nghiệp hóa đó có thể là những gợi ý cho việc xây dựng một bộ luật đạo đức mới nhằm phát huy tính tích cực của nhân cách đạo đức trong công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở đất nước ta hiện nay.
2. Khía cạnh đạo đức của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ giới hạn ở chỗ phải tạo ra một môi trường đạo đức với các quan hệ đạo đức thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội, cũng như xây dựng các nhân cách đạo đức phát triển đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nói khác đi, đạo đức không chỉ hiện diện như động lực mà còn là mục tiêu, kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên bình diện này, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng có nghĩa là đấy mạnh quá trình xác lập các quan hệ và các nhân cách mới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa lên đạo đức luôn luôn là tác động thuận chiều.
Thực tiễn cho thấy: ngay như ở những nước phát triển, dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cạnh tranh kinh tế trở nên gay gắt hơn, sự phân cực về sở hữu và thu nhập diễn ra ngày một trầm trọng. Chẳng hạn ở Mỹ, giới thượng lưu với 1 % dân số đã chiếm tới 37% tài sản quốc gia, nếu gộp cả giới trung lưu vào thì số dân đó là 10%, nhưng 69% của cải quốc gia lại thuộc về sở hữu của họ. Không những thế, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa còn dẫn đến tình trạng phá hoại môi trường sinh thái, khai thác cạn kiệt tài nguyên, mả như có người từng nhận xét đó là sự ăn lạm phần của thế hệ sau (một biểu hiện của sự suy thoái đạo đức?). Những điều đó dẫn tới tình trạng gia tăng lối sống thực dụng, lối sống gắn hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống vào việc chiếm hữu và hưởng thụ thật nhiều. Cùng với sự suy giảm ý thức công dân, trách nhiệm đạo đức là sự này sinh hàng loạt các tệ nạn xã hội như tham những, bạo lực, tội phạm và nhữgn hiện tượng xuống cấp đạo đức khác. Những khủng hoảng xã hội - đạo đức do đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dưới chủ nghĩa tư bản đã nghiêm trọng đến mức chính các chính khách, các học giả và đông đảo dân chúng Tây Âu, Bắc Mỹ đã phải lên tiếng. Chẳng hạn, cựu Tổng thống Mỹ R.Nichxơn, trong cuốn "Chớp lấy thời cơ" (1991) thừa nhận sự bế tắc xã hội và những tệ nạn xã hội ở Mỹ đã đến mức báo động. Một điều tra xã hội học khác cho thấy đa số nhân dân Mỹ (theo tỷ lệ 2/1 ) nhận xét rằng nước Mỹ đang suy sụp tinh thần, đạo đức. Còn Edgar Morin, một triết gia nổi tiếng cho rằng phương thức phát triển của Châu Âu đang dẫn đến sự suy thoái đạo đức. Ông viết: chẳng những phương thức để phát triển thế giới thứ ba gây ra sự kém phát triển, mà cả sự phát triển vật chất, kỹ thuật, kinh tế của chúng ta cũng sản sinh ra sự kém phát triển về tinh thần, tâm lý, đạo đức".
Trên bình diện nhân cách, công nghiệp hóa cũng đang gây ra những hiệu ứng không thể xem thường được. Bằng những thành tựu khoa học - công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra nền văn minh màn hình với rất nhiều tiện nghi sinh hoá cùng những khả năng to lớn cho con người thâm nhập vào những bí mật của thế giới theo con đường nhận thức. Nhưng cũng chính những phương tiện của thông tin đại chúng lại làm cho sự giao cảm giữa thế giới nội tầm, cái tôi cảm xúc của nhân cách với thế giới bên ngoài (tự nhiên và xã hội) trở nên hời hợt. Nữ học giả người Mỹ Esther Wanning nhận xét rằng "trẻ em xem truyền hình” có trí tưởng tượng nghèo nàn hơn những trê em không xem. Theo báo cáo của những người làm công tác giáo dục thì những người xem vô tuyến có khoảng thời gian tập trung chú ý ngắn". Trong những điều kiện của xã hội hiện đại, cùng với tính năng động, sự khôn ngoan và bản lĩnh tự khẳng định mà cơ chế thị trường tạo ra, nhân cách con người cũng bị "thị trường hóa" theo một nghĩa nhất định. Nói khác đi, giá trị nhân cách trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với thị trường hóa được xác định không phải bởi cái “tôi chân thực" của mỗi người, mà bởi mức độ và khả năng làm cho người khác cần đến và lệ thuộc vào anh ta. Từ đó xuất hiện một khoảng trống, một thiếu hụt trong cấu trúc nhân cách. Đó là sự thiếu vắng mối đồng cảm, sự quan tâm đến người khác (cơ sở tâm lý của hành vi đạo đức). Thiếu đi những tình cảm này, con người trở nên cô đơn giữa con người, trở nên trơ lỳ trước những đau khổ và hạnh phúc của đồng loại. Tính vô cảm phổ biến là một trong những nguy cơ gây chia rẽ con người trong xã hội hiện đại.