Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Sat Sep 25, 2010 5:53 pm
chumoc
chumoc

đạo đức công vụ trong luật cán bộ công chức Mod-1

Luật cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã chính thức luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể được quy định tại Điều 15, Mục 3, Chương II. Đây được xem là bước tiến mới trong việc đề cao và cụ thể hoá quy định về đạo đức công vụ thành quy định của luật
Luật cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã chính thức luật hoá quy định về đạo đức của cán bộ, công chức, cụ thể được quy định tại Điều 15, Mục 3, Chương II. Đây được xem là bước tiến mới trong việc đề cao và cụ thể hoá quy định về đạo đức công vụ thành quy định của luật

Câu hỏi đặt ra là: Vì sao cần thiết phải quy định nội dung nêu trên vào Luật cán bộ, công chức?

Sinh thời, với tầm nhìn rọi tới tương lai của mình, Bác Hồ đã cảnh báo những nguy cơ và chỉ ra những căn bệnh của Đảng cầm quyền và của cán bộ, công chức do chủ nghĩa cá nhân gây ra, trong đó rất đáng chú ý những căn bệnh như quan liêu, lười biếng, hiếu danh, xu nịnh a dua, kéo bè kéo cánh, nhũng lạm, dìm người tài … Bác chỉ rõ, cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vi tư". Từ đó có thể hiểu, tham nhũng không chỉ là tham nhũng kinh tế, mà gốc rễ là tham nhũng quyền lực. Đó là bệnh rất đáng sợ của cán bộ, công chức. Một nền công vụ mà vẫn còn có lúc, có nơi, có cơ quan, có đoàn thể hay cá nhân mang căn bệnh ấy, thì nền công vụ ấy dễ bề suy yếu, làm sao đủ sức để cải cách, làm mới cả một nền hành chính nước nhà.

Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta lại thừa nhận đạo đức công vụ như việc thừa nhận những quy phạm đạo đức khác, có ý nghĩa xã hội và được “mơ hồ hoá” trong đời sống cũng như trong hoạt động công vụ. Một khi các tiêu chuẩn đạo đức không được phản ánh một cách cụ thể trong khuôn khổ pháp lý thì thật khó xác định đâu là tiêu chuẩn, đâu là nguyên tắc bắt buộc để điều chỉnh hành vi của tất cả cán bộ, công chức. Hơn nữa, sự “mơ hồ” trong việc xác định đạo đức của cán bộ, công chức lại được kết hợp với chuyện không minh bạch các quy trình giải quyết công vụ, cung cấp những thông tin được pháp pháp luật thừa nhận mang tính công khai sẽ là môi trường thuận lợi cho công chức có thể vận dụng một cách tuỳ tiện mà rất khó bị phát hiện. Cứ thế, cùng một sự việc, công chức có thể xử lý theo hướng bất lợi hay có lợi cho người dân tùy theo mối quan hệ, sự thân tình và cả những khoản thù lao, quà cáp không nằm ở bất cứ quy định nào.

Mãnh đất tốt lành ấy tạo điều kiện cho công chức đổi chác đạo đức lấy các lợi ích cá nhân trong hoạt động công vụ. Thực tế, có công chức nhầm tưởng quyền lực mà người dân trao cho họ nên họ tự trở thành “ông quan” được quyền “quản lý” người dân. Thế nên, để “quản” được (theo họ là tốt), nhiều khi họ phải bịa ra đủ kiểu khó khăn, phức tạp để “đội” lên cộng vụ mà họ thực hiện. Từ chỗ quan trọng hoá hoạt động công vụ để rồi đưa cái nhìn theo kiểu “xuống dưới” đối với người dân, và bản thân những cán bộ, công chức này tự gắn cho mình một “ông quan” trong người, khiến người dân e dè nghĩ ngay đến sự “bôi trơn” hay đi đường tắt khi ghé “cửa quan”.

Có người than rằng, bộ máy hành chính đang vận hành theo đúng các quy trình tưởng như là theo luật định, nhưng tuỳ từng mối quan hệ và sự “chịu chi” khác nhau cán bộ, công chức sẽ cho ra “sản phẩm” và đưa đến tay người dân theo các kiểu khác nhau. Chẳng hạn, nếu có “quan hệ”, hồ sơ đăng ký kinh doanh của anh A sẽ được giải quyết trong một đến hai ngày; nếu không, ngoài việc phải chạy ngược xuôi để bổ sung những loại giấy tờ (nhiều khi không có trong quy định), anh B phải đợi đến hết thời hạn theo giấy hẹn mới nhận lại kết quả. Như vậy, đạo đức công chức chi phối một cách tuỳ tiện vào hoạt động công vụ, nghiễm nhiên tạo ra sự bất bình đẳng của những người được phụ vụ, ở ví dụ trên là sự bất bình đẳng về quyền được hưởng dịch vụ công của anh A và B. Sự bất bình đẳng này thể hiện một cách khác nhau tuỳ theo sự quan trọng của từng loại hoạt động công vụ khác nhau, dẫn đến hệ thống công vụ bị lỗi. Khi hệ thống công vụ của một quốc gia bị lỗi mà có một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu đến từ đạo đức công vụ, thì thứ hạng về nạn tham nhũng của nước ta trên bản đồ quốc tế vẫn còn là một điều đáng buồn …

Điều 15, Luật cán bộ, công chức quy định về đạo đức của cán bộ, công chức rằng: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.” Như vậy, tuy đã luật hoá vấn đề này nhưng ở các văn bản hướng dẫn cần quy định chi tiết hơn để xác định cụ thể quy định về đạo đức công vụ, như thể hiện trong mối quan hệ với công dân, đồng nghiệp, lãnh đạo và cơ quan cấp trên, đối với Đảng, Nhà nước. Khi đó, việc thực hiện những tiêu chí mang tính pháp quy về đạo đức công vụ sẽ tạo được bước chuyển biến tích cực cho nền hành chính. Đó cũng là cơ sở mang tính pháp lý để các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế đạo đức công vụ cho cơ quan, đơn vị mình thực hiện, từ đó không chỉ thúc đẩy việc cải cách trong lĩnh vực hành chính mà còn tạo môi trường tốt để đưa những lĩnh vực khác cùng chuyển biến, phát triển.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà chumoc
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com