Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Wed Jun 13, 2012 5:20 pm
admin
admin

Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Ðảng cầm quyền"  Admin

[size=9]rong Báo cáo chính trị
tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Ðảng, năm 1951, khi nói về
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, Bác viết: "Chẳng những giai cấp
lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và
những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là
lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa
thuộc địa, một Ðảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm
chính quyền toàn quốc"Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Ðảng cầm quyền"  79.
Và trong Di chúc để lại, tác phẩm cuối cùng của đời mình, khi nói về
Ðảng, một lần nữa Bác viết: "Ðảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch,
phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân".
Khái niệm về "Ðảng cầm quyền" thật ra không có gì xa lạ đối với các
nước tư bản chủ nghĩa với nền chính trị đa đảng. Ở đấy, Ðảng nào giành
thắng lợi trong tranh cử thì đứng ra lập chính phủ của mình và trở thành
"đảng cầm quyền". Cũng có nước, một số thế lực chính trị (hay quân sự)
giành lấy chính quyền thông qua đảo chính hay lật đổ.
Ðối với Ðảng ta, vấn đề chính quyền đã được giải quyết thông qua con
đường cách mạng, phù hợp với những điều kiện lịch sử của nước mình.
Trước kia, khi nhân dân ta còn sống trong vòng nô lệ thì nhiệm vụ hàng
đầu của Ðảng là lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Và
sau khi đã giành được chính quyền rồi thì trọng trách của Ðảng là lãnh
đạo gìn giữ chính quyền, bảo vệ Tổ quốc, làm cho chính quyền ấy thực
hiện tốt các nhiệm vụ của cách mạng, trước hết và trên hết là vì lợi ích
của Tổ quốc, của nhân dân.
Theo tư tưởng của Bác Hồ và của Ðảng ta từ trước đến nay, khái niệm
Ðảng "nắm chính quyền" hay "cầm quyền" là đồng nghĩa với Ðảng lãnh đạo
chính quyền.
Năm 1947, trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Bác Hồ viết: "Ðảng
không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm
vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng".
Năm 1960, trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Ðảng,
Người nhấn mạnh: "Ðảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của
nhân dân, của dân tộc, Ðảng ta không có lợi ích gì khác".
Quan điểm xuyên suốt trong các tác phẩm của Bác là Ðảng (nói chung) và
cán bộ, đảng viên (nói riêng) "phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Muốn vậy, Ðảng và cán bộ,
đảng viên phải không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân.
Năm 1953, trong thư gửi Lớp chỉnh Ðảng Liên khu 5, Bác viết: "Mục đích
chỉnh Ðảng là để dùi mài cán bộ và đảng viên thành những chiến sĩ xứng
đáng là người đầy tớ của nhân dân".
Năm 1968, làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương Ðảng về
việc xuất bản loại sách "Người tốt, việc tốt", Bác nói: "Một dân tộc,
một Ðảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,
không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca
ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Ðảng, nói chung và về Ðảng cầm quyền
nói riêng luôn được Ðảng ta trung thành, vận dụng sáng tạo và phát
triển. Nói Ðảng cầm quyền hoàn toàn không có nghĩa là Ðảng tự biến mình
thành chính quyền, một mình mình nắm giữ chính quyền và làm chức năng
của chính quyền. "Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" là
cơ chế vận hành của chế độ ta. Theo cơ chế ấy, Ðảng, Nhà nước và nhân
dân đều là những chủ thể của quyền lực, nhưng quyền lực của mỗi chủ thể
ấy lại không giống nhau. Quyền lực của Ðảng là quyền lãnh đạo, bao gồm
cả quyền lãnh đạo chính quyền, nhưng bản thân Ðảng lại không phải là
chính quyền nhà nước, không làm thay cho Nhà nước. Quyền lực nhà nước
bao gồm các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng quyền lực ấy
không phải do Nhà nước tự có mà là do nhân dân giao phó cho những cơ
quan quyền lực do mình cử ra. Quyền lực của nhân dân là quyền của người
làm chủ đất nước và quyền làm chủ ấy được thực hiện thông qua các hình
thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, kể cả dân chủ tự quản ở cơ
sở. Mẫu số chung của ba loại quyền lực nêu trên (lãnh đạo, quản lý và
làm chủ), xét cho cùng, là tư tưởng Bác Hồ từng nêu lên trong bài báo
"Dân vận" viết năm 1949 cách đây đúng 61 năm: "Nước ta là nước dân chủ.
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính
quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương đều do dân cử ra... Nói tóm lại,
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".
Cơ chế "Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thực chất là
phương thức tổ chức nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cương lĩnh năm 1991 của Ðảng và những điều bổ sung, phát triển các quan
điểm về Ðảng và Ðảng cầm quyền qua các kỳ Ðại hội của Ðảng và các khóa
Trung ương từ bấy đến nay đều xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân
dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân làm chủ. Dân chủ xã hội chủ
nghĩa là bản chất của chế độ ta; phải xây dựng và từng bước hoàn thiện
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện và thực hiện ý chí và quyền lực
của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất
quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, đại diện và bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, có nhiệm vụ không chỉ động viên,
giúp đỡ đoàn viên, hội viên tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
mà còn thực hiện vai trò phản biện và giám sát. Ðảng Cộng sản Việt Nam
là Ðảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Ðảng lãnh đạo bằng cương lĩnh,
chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; thống nhất
lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Ðảng
gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Ðại hội X của Ðảng, khi đề cập nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Ðảng, đã
đặt lên hàng đầu nhiệm vụ "Nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, hoạch
định đường lối, chủ trương, chính sách; tổ chức thực hiện có hiệu quả
đường lối". Ðại hội cũng chủ trương, về mặt lý luận, phải tiếp tục làm
sáng tỏ những vấn đề về xây dựng Ðảng và về đảng cầm quyền. Ðiều quan
trọng hơn nữa là để xứng đáng là đảng cầm quyền, Ðảng phải làm những gì
và làm như thế nào?
Cương lĩnh năm 1991 của Ðảng, trong khi nêu lên những bài học lớn, đã
khẳng định: "Sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng là nhân tố hàng đầu quyết
định thắng lợi của cách mạng Việt Nam". Ðảng không có lợi ích nào khác
ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương
của Ðảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan. Phải
phòng và chống những nguy cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu
và sự thoái hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Ðảng và về Ðảng cầm quyền chắc chắn sẽ
còn được làm sáng tỏ hơn nữa trong các văn kiện Ðại hội XI của Ðảng sắp
tới.







Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền


(ĐCSVN)- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo
Đảng ta vượt qua bao thử thách để trở thành một chính đảng Mác-Lênin
vững mạnh.

Trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng và từ khi Đảng ra đời cho đến
khi Người đi xa, Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định, luôn làm cho toàn
Đảng quán triệt: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân,
Đảng phải luôn luôn giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân
của Đảng.

Ngay trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” viết năm 1927 Người đã chỉ rõ
“Đảng muốn vững thì phải lấy chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng
như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(1).

Trong Chính cương vắt tắt, Sách lược vắn tắt, được thông qua tại Hội
nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã khẳng định “Đảng là đội
tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai
cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng Đảng phải
thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo,
phải hết sức lãnh đạo cho dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc
bọn đại địa chủ và phong kiến”(2)

Khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, sau cách mạng Tháng Tám năm 1945,
Người đã sớm giáo dục toàn Đảng nguy cơ thoái hóa về bản chất giai cấp
công nhân, sa vào tệ quan liêu hóa, xa rời quần chúng, trở thành tổ chức
“làm quan” vi phạm quyền làm chủ của dân, xa rời mục tiêu cách mạng của
Đảng. Người đã chỉ rõ 12 điều về “tư cách của Đảng chân chính cách
mạng”. Trong 12 điều đó thì điều đầu tiên là “Đảng không phải là một tổ
chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc,
làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.

Cũng trong tác phẩm này Người đã nhấn mạnh về tính đảng - tức là bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

Năm 1951, khi Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao
động Việt Nam, Người khẳng định bản chất giai cấp công nhân của một Đảng
cầm quyền và chỉ rõ trong điều kiện lịch sử mới quyền lợi của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động và của cả dân tộc là một. Đảng Lao động
Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên
Đảng cũng là Đảng của dân tộc. Cũng có người ngại nói Đảng của dân tộc
và sợ trái với bản chất giai cấp công nhân, Đảng luôn luôn là Đảng của
giai cấp công nhân theo hệ tư tưởng của giai cấp công nhân nhưng khi đã
trở thành Đảng cầm quyền, khi Đảng thực sự là người vừa đại diện cho lợi
ích của giai cấp công nhân, vừa đại diện cho lợi ích cả dân tộc, được
cả dân tộc thừa nhận thì việc khẳng định Đảng cũng là Đảng của dân tộc
là hoàn toàn đúng, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng của giai cấp công
nhân nên Đảng củng phải đặc biệt chú trọng đến thành phần công nhân
trong công tác đảng viên và công tác cán bộ. Nhưng Đảng cũng tránh “chủ
nghĩa thành phần” mà hẹp hòi không dám kết nạp và đề bạt những người ưu
tú xuất thân từ các thành phần xã hội khác. Hồ Chí Minh thường xuyên
nhấn mạnh bản chất giai cấp công nhân của Đảng làm chi mọi đảng viên du
xuất thân cho đúng để suy nghĩ và hành động theo hệ tư tưởng của giai
cấp công nhân. Nhưng Người cũng luôn luôn nhắc nhở toàn Đảng về sự thống
nhất lợi ích của Đảng và của dân tộc. Trong lời khai mạc lễ kỷ niệm lần
thứ 30 ngày thành lập Đảng, Người đã chỉ rõ “Đảng ta vĩ đại vì ngoài
lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi
ích gì khác”.

Thực tiễn lịch sử của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế đã chỉ
rõ, đã là Đảng Cộng sản thì Đảng nào cũng phải coi trọng việc giữ vững
bản chất giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản ra đời và hoạt động ở một
nước mà kinh tế còn kém phát triển, giai cấp công nhân hiện đại còn ít
như ở Việt Nam thì việc không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân
của Đảng lại càng quan trọng. Trong mọi giai đoạn và mọi thời kỳ cách
mạng, bản chất công nhân, sự vững mạnh của Đảng cũng phải được thể hiện
cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Về đường lối chính trị. Người coi Đảng là đội tiên phong chính trị của
giai cấp công nhân và khi đã trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng đồng thời
là đội tiên phong chính trị của cả dân tộc.

Đường lối chính trị là vấn đề cốt tử đầu tiên quyết định vận mệnh của
Đảng và cả vận mệnh của dân tộc. Hồ Chí Minh đã xác định cho Đảng ta một
đường lối chính trị đúng đắn; làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Trong Cương lĩnh đầu tiên, Người viết “làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”(3).

Nhờ đường lối chính trị đúng đắn của Hồ Chí Minh ngay từ đầu, Đảng ta
đã đoàn kết các giai cấp, tầng lớp cách mạng, các lực lượng yêu nước
trên cơ sở liên minh công nông. Đó là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp
Đảng ta nắm được độc quyền lãnh đạo. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đáp
ứng nguyện vọng, lợi ích của quần chúng lao động nên đã nhanh chóng phát
động được cao trào trong những năm 1930-1931 và đã định hướng đúng cho
sự phát triển của các thời kỳ lịch sử tiếp theo.

Trung thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta qua mọi giai
đoạn và mọi thời kỳ cách mạng đều coi trọng xây dựng Đảng vững mạnh cả
về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Để xác định được đường lối đúng, Đảng
luôn luôn coi trọng việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh bằng nhiều hình thức đồng thời xuất phát đầy đủ từ thực tiễn
Việt Nam để vận dụng sáng tạo trên tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự
cường. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ở nước ta bắt nguồn từ đường lối
đổi mới đúng đắn, có nguyên tắc của Đảng ta. Bí quyết thành công đầu
tiên của Đảng ta là không ngừng nâng cao trình độ lý luận trong toàn
Đảng, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược, bám sát thực
tiễn để bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối theo mục tiêu con
đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.

Từ khi bắt đầu thành lập Đảng cho đến khi từ giã cuộc đời, khi hoạt
động bí mật cũng như khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh
đều đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục và xây dựng sự đoàn kết thống
nhất trong Đảng. Tổng kết lịch sử Đảng và toàn bộ cuộc đời hoạt động của
mình, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã dành phần quan trọng nói về truyền
thống đoàn kết của Đảng: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ
giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập
đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái
đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là truyền
thống cực kỳ quí báu của Đảng ta và của dân tộc ta. Các đồng chí từ
Trung ương đến chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như
giữ gìn con người của mắt mình” (4).

Đoàn kết thống nhất trong Đảng, theo Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự đoàn
kết có nguyên tắc trên cơ sở mục tiêu lý tưởng của Đảng, trên nguyên tắc
tổ chức cơ bản của Đảng là tập trung dân chủ. Đây là sự đoàn kết để
tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng tiên phong của giai cấp
công nhân. Đồng thời đây cũng là sự đoàn kết có lý, có tình. Trong Di
chúc, không phải ngẫu nhiên mà Người đã nhấn mạnh đó là cách tốt nhất để
củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Suốt cả cuộc
đời Người đã hành động như vậy. Người là trung tâm của sự đoàn kết thống
nhất trong Đảng. Nhân dân ta ai cũng nhớ câu nói nổi tiếng của Người:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành
công.

Những lời căn dặn của Người trong Di chúc còn có giá trị lâu dài đối
với mọi thế hệ: Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

Từ khi thành lập Đảng cho đến khi qua đời Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
đến công tác cán bộ và như Người đã viết trong tác phẩm “Sửa đổi lối
làm việc”: Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc
kém. Người đòi hỏi cán bộ nào cũng phải vừa “hồng” vừa “chuyên”, giữa
“hồng” và “chuyên” không được xem nhẹ mặt nào nhưng luôn luôn phải lấy
đức làm gốc, người cán bộ phải vững về chính trị, giỏi về chuyên môn,
phải lời nói đi đôi với việc làm. Vì vậy, cán bộ phải hiểu biết lý luận
cách mạng và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

Cán bộ không phải tự nhiên mà có. Đảng và Nhà nước phải có chính sách
cán bộ đúng để lựa chọn đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng, sử dụng, đối xử
đúng với cán bộ. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Người đã nhấn
mạnh “phải chú ý mấy việc dưới đây: Hiểu biết cán bộ; khéo dùng cán bộ;
cất nhắc cán bộ; thương yêu cán bộ; phê bình cán bộ”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền là một nguồn tài sản vô giá của
Đảng ta và của cả dân tộc ta, đã soi sáng và chỉ đạo Đảng ta vượt qua
muôn vàn thử thách hơn 77 năm qua, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành
được nhiều thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại. Tư tưởng của Người
về Đảng tiếp tục là bó đuốc soi đường cho Đảng ta trưởng thành, phát huy
được thời cơ, khắc phục được nguy cơ trong thời kỳ mới, để đưa nước ta
phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,
văn minh.
[/size]
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Create a forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com