Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Thu Dec 01, 2011 10:35 pm
admin
admin

Cấm chơi golf và công việc bộ trưởng Admin

Văn bản 6630 do ông Đinh La Thăng, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải ký ngày 17.10 “yêu cầu” cán bộ, lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ trở lên không được chơi golf, tổ chức hoặc tham gia các giải golf, kể cả trong ngày nghỉ, đang được dư luận mổ xẻ.

>>Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Sẽ phạt cán bộ chủ chốt chơi golf"


Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, nếu cho rằng việc chơi golf có thể ảnh hưởng đến công việc, thì bộ nên quản lý cán bộ bằng cách khác (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ). Ảnh: Phan Quang

Ở góc độ pháp lý, có lẽ ý kiến của ông Lê Hồng Sơn – cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – bộ Tư pháp nặng ký nhất bởi đây là đơn vị có thẩm quyền trong việc này. Ông Sơn cho rằng đó là “văn bản quy phạm pháp luật”, nó chứa đựng “quy phạm” là sự cấm chơi golf một cách “trái luật”, “sai thẩm quyền”, “vi phạm quyền của cán bộ, công chức” và vì vậy “cần thu hồi”. Luật Lao động, Công chức hiện không điều chỉnh hành vi của người lao động, cán bộ công chức trong “ngày nghỉ”. Ông Thăng vẫn bảo lưu quyết định của mình với quan điểm văn bản trên mang tính chất “nội bộ”, là “quy định riêng của ngành giao thông”. Vụ việc chưa ngã ngũ vì theo ông Sơn, đơn vị ông còn phải báo cáo việc này và đề xuất của mình lên bộ Tư pháp theo quy trình, còn ông Thăng nói sẽ có ý kiến nếu bộ Tư pháp đưa ra yêu cầu. Nhưng “nội bộ” một bộ không thể đứng trên pháp luật, nếu trên tinh thần thượng tôn pháp luật thì không khó để mỗi người tự có câu trả lời. Một tình huống khác có lẽ cũng cần “mổ xẻ” theo hướng này là “yêu cầu” của ông Thăng đối với nhân viên của mình: mỗi tuần phải đi xe buýt tối thiểu một lần, nhất là khi “yêu cầu” này được hiểu là bắt buộc và sẽ có việc kiểm tra, xử lý nếu không thực hiện.

Ông Sơn “mách nước” cho ông Thăng, nếu chuyển hoá hình thức văn bản 6630 thành một “chỉ thị” thì có thể vượt qua hàng rào kiểm soát của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chưa nói đến tính hợp pháp của lời “mách nước” này, nhưng, lại nhưng một lần nữa, nếu vậy thì cách thức giải quyết chuyện “nội bộ” của bộ này có vấn đề. Lý do của việc cấm đoán nói trên là “cán bộ mất quá nhiều thời gian để chơi golf”, khiến ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Ở đây có sự không tương thích giữa mục tiêu và biện pháp. Nếu cán bộ không hoàn thành công việc, sao không theo sự phân công trách nhiệm – quyền hạn – nghĩa vụ, quy trình đánh giá lao động mà xử lý kỷ luật, mà lại “nắm đằng lưỡi” – cấm chơi golf. Nếu họ chuyển sang chơi tennis, chẳng lẽ lại chạy theo cấm tiếp? Chợt nhớ đến đề xuất cũng của ông Thăng: cần tiêu huỷ xe máy của các đối tượng đua xe. Mục tiêu của đề xuất này là để gia tăng hình phạt, vốn bị cho là nhẹ, đối với các “quái xế”, cách ly họ với phương tiện vi phạm là chiếc xe. Nếu vậy thì chỉ cần “tịch thu”, một trong những biện pháp xử phạt bổ sung đối với vi phạm hành chính về đua xe hay tổ chức đua đã được quy định trong nghị định 34/2010 của Chính phủ. Hiện chưa có hướng dẫn về phương án xử lý đối với phương tiện bị tịch thu, nhưng biện pháp tiêu huỷ chỉ đặt ra đối với tang vật gây nguy hại cho con người, vật nuôi và cây trồng hay văn hoá phẩm độc hại. Chưa kể, về phương diện xã hội, những chiếc xe đua (nếu không bị làm cho mất tiêu chuẩn về an toàn) là những tài sản lớn.

Mục đích – mục tiêu không thể biện minh cho hành động – biện pháp, nhất là khi hành động – biện pháp đó trái luật, không đưa đến mục đích – mục tiêu hay có cách khác hiệu quả hơn, giảm thiểu tổn thất. Ngay cả khi không gặp phải vấn đề này, trong nhiều trường hợp, hành động – biện pháp để đi đến mục đích – mục tiêu cũng cần có lộ trình, để chuẩn bị, thuyết phục các đối tác phối hợp hay đối tượng chịu tác động. Nếu trên tinh thần này thì còn rất nhiều quyết tâm, quyết định của bộ Giao thông vận tải mà bộ trưởng Thăng khởi xướng để giảm ùn tắc giao thông cần phải được tính toán kỹ như hạn chế xe cá nhân, đặc biệt là xe máy (trong khi phương tiện công cộng chưa đủ sức thay thế), đổi giờ làm, giờ học ngay lập tức chứ không thí điểm nếu sau khi trình trong tuần tới mà Thủ tướng đồng ý.

Chỉ khoảng hai tháng rưỡi kể từ ngày chính thức nhậm chức, bộ trưởng Đinh La Thăng đã “hành động” ngay như ông nói, với tư cách một “tư lệnh ngành” với “toàn quyền” như ông muốn. Người dân thấy ông, cùng lòng nhiệt tình hiếm thấy trên chính trường, đưa ra nhiều quyết định mang tính “chiến đấu” bằng mệnh lệnh. Nhưng chính trường cần chính khách làm ra sản phẩm là chính sách hợp lòng dân. Dù là tư lệnh (ví như trong “đội quân” bộ Giao thông của mình) hay chính khách thì có lẽ cũng nên bắt đầu từ cái gốc “các vị lãnh đạo phải nắm rõ quyền hạn của mình đến đâu và quyền của đối tượng mình định điều chỉnh bằng văn bản đến đâu”, như ông Lê Hồng Sơn nói.

Nguyên Lê (SGTT)
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com