Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Sun Dec 19, 2010 10:34 am
thienminh
thienminh

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Thuongsi

1. nhà nước chxhcnvn hiện nay theo hình thái cấu trúc nào?
anh(chị) hãy phân tích các đặc điểm of hình thái cấu trúc đó.
2. mô tả và đánh giá ưu nhược điểm của mô hình tổ chức nhân sự theo chức
nghiệp. liên hệ với thực tiễn vn để làm rỏ ưu nhược điểm đó.




3. hãy phân tích những
đặc điểm chủ yếu của mô hình nhà nước đơn nhất, và so sánh với mô hình nhà nước
liên bang.



4. nhà nước chxhcnvn
hiện nay đang theo hình thái cấu trúc nào? theo anh (chị) hình thái nhà nước đó
đang đặt ra những vấn đề j đối với thực tiễn quản lí ở nước ta?
5. anh chị hãy mô tả và đánh giá ưu nhược điểm của mô hình công vụ theo việc
làm? liên hệ với thực tiễn việt nam để làm rỏ ưu nhược điểm đó?



6. phân tích các đặc
điểm chủ yếu của mô hình quản lí công mới? theo anh chị có thể vận dụng j ở mô
hình này vào thực tiễn cải cách hành chính ở nước ta hiện nay?



7. phân biệt CQNN với
các TCXH khác?




8. phân tích các đặc trưng của mô hình hành chính công truyền thống và
liên hệ thực tế với nền hành chính nước ta để làm rỏ điểm tích cực và hạn chế
của mô hình này?



9. anh chị hãy nêu những
điểm khác biệt về chức năng QLHCNN của UBND phường và xã theo thể chế hiện
hành. theo anh chị những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến sự khác biệt đó?
10. phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ của công chức
nước ta hiện nay?




Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà thienminh
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 5:07 pm
admin
admin

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

câu 9 tham khảo cái này


NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Điều 111

Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng
năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân
huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó;

2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;
dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân
sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp
cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp
trên trực tiếp;

3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp
với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước
trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định
của pháp luật;

4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất
được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản
lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y
tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật;

5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để
đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên
nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải
công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng
chế độ theo quy định của pháp luật.
Điều 112

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương
trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế
hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;

2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ;
thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc
phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;

3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển
các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về
khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới.
Điều 113

Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp;

2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở
riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra
việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo
thẩm quyền do pháp luật quy định;

3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi
xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa
phương theo quy định của pháp luật;

4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
Điều 114

Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể
dục thể thao, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở
địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ
tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ
cho những người trong độ tuổi;

2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động
của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ
ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở
trên địa bàn;

3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân
số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh;
phòng, chống các dịch bệnh;

4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn
hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy
giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa
phương theo quy định của pháp luật;

5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh,
bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước
theo quy định của pháp luật;

6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động
nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn
tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng,
chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp
luật;

7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương.
Điều 115

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;

2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân
theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực
hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa
phương;

3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,
an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn
xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;

4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
Điều 116

Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách
tôn giáo, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn
và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp
luật.
Điều 117

Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải
quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy
định của pháp luật;

2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền;

3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan
chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức
thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của
pháp luật.
Điều 118

Uỷ ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại các điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 của
Luật này và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân
dân phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị,
phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu
phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản
lý dân cư đô thị trên địa bàn;

2. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật;

3. Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa
bàn phường theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với
các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

4. Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân
trên địa bàn phường; lập biên bản, đình chỉ những công trình xây dựng,
sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và
báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 5:25 pm
thienminh
thienminh

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Thuongsi

hic cái này thì t cung có rồi nhưng dài quá vã lại không tìm được UBND phường để so sánh

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà thienminh
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 5:27 pm
admin
admin

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

so sánh với năm 98 đó
câu 10 thử đọc cái này xem thế nào của giám đốc học viện đấy

Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất lượng lượng đội ngũ công chức.

--------------------------------------------------------------------------------

Hoàn thiện chế độ công vụ là nội dung quan trọng của cải cách hành chính
nhà nước, làm cho chế độ công vụ ngày một hoàn bị hơn. Qua đó, bảo đảm
sự vận hành của bộ máy hành chính thông suốt, nâng cao ý thức trách
nhiệm công vụ của cán bộ, công chức; giải quyết đúng đắn, kịp thời các
yêu cầu hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức; bảo vệ các quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân.
I - Quan điểm hoàn thiện chế độ công vụ
1 - Hoàn thiện chế độ công vụ phải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng về công tác cán bộ
Điều 4, Hiến pháp nước ta khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam..., là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội". Đảng lãnh đạo Nhà nước được thể hiện ở nhiều phương diện
khác nhau: lãnh đạo trong tổ chức và hoạt động của toàn bộ máy nhà nước,
đưa ra các chủ trương, quan điểm xây dựng Nhà nước, định hướng chính
trị cho hoạt động của Nhà nước, thông qua công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng, thông qua công tác cán bộ. Xuất phát từ nhận thức chung đó,
hoàn thiện chế độ công vụ cần phải: Dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối
chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ, xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức. Kịp thời thể chế hóa quan điểm của Đảng về
công tác cán bộ thành pháp luật điều chỉnh quan hệ công vụ, công chức.
Xây dựng đội ngũ công chức ngày càng chính quy, hiện đại, có phẩm chất
chính trị, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức trong công vụ. Tôn
trọng sự kiểm tra, hướng dẫn, lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ và
tôn trọng sự giới thiệu của các cơ quan, tổ chức đảng trong lựa chọn,
đề bạt cán bộ. Xây dựng đạo đức công vụ theo những tiêu chí đạo đức cách
mạng.
Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về công tác cán bộ, trong đó nhấn mạnh
những tiêu chuẩn của người cán bộ, đảng viên nói chung và công chức nói
riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là: có
tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Cần kiệm, liêm
chính, chí công, vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó
mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm. Có trình độ hiểu biết
về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức
khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Để làm được điều đó, các tổ chức đảng phải thường xuyên giáo dục, quản
lý, kiểm tra cán bộ, đảng viên về đạo đức, lối sống. Đội ngũ cán bộ,
đảng viên phải tự giác rèn luyện đạo đức, thực hiện lối sống cần kiệm,
liêm chính, chí công, vô tư; gương mẫu giữ gìn phẩm chất người chiến sĩ
cộng sản, đề cao tinh thần đoàn kết, chống chủ nghĩa cá nhân; chấp hành
nghiêm Điều lệ Đảng, pháp luật nhà nước; đồng thời, chú ý giáo dục,
thuyết phục gia đình cùng thực hiện.
2 - Hoàn thiện chế độ công vụ gắn với đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Hệ thống chính trị nước ta xét về cơ cấu bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Mỗi bộ phận đó có vai
trò nhất định trong đời sống đất nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo
xã hội; các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý nhà nước và xã
hội với những hình thức và phương thức khác nhau. Nhà nước là trung tâm
của quyền lực trong hệ thống chính trị, thực hiện sự quản lý mọi mặt đời
sống đất nước.
Mối quan hệ, sự phối hợp giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị
với Nhà nước thể hiện qua các mặt chủ yếu sau: quan hệ trong thiết lập
bộ máy nhà nước; trong xây dựng pháp luật; trong tổ chức thực thi pháp
luật và trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.
Bên cạnh việc đổi mới hệ thống chính trị nói chung, việc hoàn thiện chế
độ công vụ gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các
cơ quan nhà nước. Đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước phải gắn với đổi mới
cơ cấu tổ chức bên trong của từng cơ quan nhà nước, tới phân công chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận cơ quan nhà nước. Yếu tố này
ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động công vụ của công chức trong
các cơ quan nhà nước, đến trách nhiệm công vụ của công chức. Chính vì
vậy, khi hoàn thiện chế độ công vụ cần phải chú ý tới việc định rõ chức
trách của từng chức vụ quản lý, từng vị trí, chức danh công chức.
3 - Hoàn thiện chế độ công vụ bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế
Đội ngũ cán bộ, công chức giữ các chức vụ quản lý ở nước ta phần lớn
được đào tạo trong cơ chế cũ, nhiều tri thức của họ đã trở nên lạc hậu,
không còn phù hợp với yêu cầu có tính thời đại, thêm vào đó là các thủ
tục hành chính rườm rà, cùng với tính bảo thủ, đã làm cho bộ máy hành
chính vận hành một cách kém hiệu quả, mọi công việc thường được giải
quyết chậm trễ.
Vì vậy, việc hoàn thiện chế độ công vụ cần hướng tới việc đáp ứng các
yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa. Xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức có trình độ chuyên môn cao ngang tầm với khu vực và quốc tế,
có khả năng đáp ứng linh hoạt yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Thể
chế của chế độ công vụ được hoàn thiện phải hướng tới phục vụ cho hội
nhập kinh tế quốc tế. Để làm được điều này cần phải, một mặt tiếp tục
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao các tri thức chuyên môn, năng lực, kỹ năng
hành chính. Cương quyết đưa ra khỏi vị trí công tác những người không có
năng lực tương xứng với đòi hỏi của công việc. Đồng thời, việc hoàn
thiện chế độ công vụ phải góp phần nâng cao đạo đức, trách nhiệm công vụ
của cán bộ, công chức.
4 - Hoàn thiện chế độ công vụ nhằm xây dựng nền công vụ phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân
Xuất phát từ bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân,
chế độ công vụ nước ta là chế độ công vụ phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân. Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng
định: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng
nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng
nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống
mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng." (Điều 8).
Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện chế độ công vụ phải đặc biệt quan tâm
đến các quy tắc, quy định trách nhiệm, bổn phận công vụ của cán bộ, công
chức, viên chức nói chung, công chức trong bộ máy nhà nước nói riêng.
Đi đôi với quá trình đó, phải thiết lập cơ chế để mọi hoạt động công vụ
của cán bộ, công chức đều chịu sự giám sát của nhân dân, thông qua các
cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu lên, thông qua các
tổ chức chính trị - xã hội mà công dân là thành viên, thông qua việc
công dân sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, các tổ chức xã hội
thực sự là người phản biện xã hội đối với mọi hoạt động nhà nước, hoạt
động của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
5 - Hoàn thiện chế độ công vụ gắn với tăng cường chuyên môn, nâng cao
đạo đức công vụ, bảo đảm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan công quyền
Hồng và chuyên là hai phẩm chất hàng đầu của cán bộ, công chức, và trở
thành thuộc tính của công chức thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền và
xã hội công dân. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong hầu hết các
tình huống thăm và tiếp xúc, làm việc, không khi nào quên giáo dục về
hai đức tính này cho cán bộ, công chức. Biểu hiện phẩm chất công chức
phải gắn liền với hoàn cảnh công vụ và môi trường xã hội.
Do đạo đức là một yếu tố trong tổng thể các thuộc tính của người công
chức, đồng thời trong thực thi công quyền, chuyên môn tạo nên một quan
hệ, còn đạo đức và pháp luật tạo nên mối quan hệ khác. Nếu chuyên môn
tạo nên hiệu quả xã hội, thì pháp luật tạo ra hành lang chuẩn mực cho
sinh hoạt xã hội. Hai yếu tố này có thể phát huy tối đa hay bị cản trở,
đều có sự chi phối mạnh của các biểu hiện của đạo đức công chức. Một
người có chức vụ cao, có trình độ, mà cầm số tiền khổng lồ của Nhà nước
đi đánh bạc thì đã "hủy diệt" cả tài và đức của bản thân... Hành vi bao
che cho người phạm pháp chính là biểu hiện của sự sa sút đạo đức, đã vô
hiệu hóa các chuẩn mực pháp lý vốn là thước đo của trật tự xã hội.
Điều đó cho chúng ta thấy, rèn luyện đạo đức là một yêu cầu có tính
nguyên tắc, là bắt buộc trong điều kiện hiện nay. Vì vậy, hoàn thiện chế
độ công vụ ở nước ta hiện nay cần phải hướng tới xây dựng hệ thống các
chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.
Sự tập trung, thống nhất quyền lực là một nguyên tắc, thuộc tính của
quản lý hành chính nhà nước, nếu không sẽ không bảo đảm được sự thống
nhất trong điều hành, chỉ huy hoạt động công vụ. Từ góc độ hành chính,
người đứng đầu cơ quan nhà nước là người chỉ huy, điều hành các công
việc có tính hành chính trong cơ quan nhà nước, để thực thi các nhiệm
vụ, công vụ của cơ quan đó. Chính điều đó đòi hỏi phải phân định rõ
nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể và cá nhân người đứng đầu cơ quan.
Pháp luật nước ta hiện nay đã đi theo hướng tăng dần quyền hạn của người
đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước - cơ quan thẩm quyền chung (Chính
phủ, ủy ban nhân dân các cấp). Đối với cơ quan làm việc theo chế độ một
thủ trưởng thì người đứng đầu cơ quan có toàn quyền quyết định mọi vấn
đề của cơ quan. Tuy vậy, trên thực tế thường có tình trạng dường như mọi
vấn đề đều được đưa ra bàn luận tập thể. Tình trạng đó tất yếu dẫn đến
hệ quả là: nếu mọi công việc trôi chảy, thành công thì đó là công lao
của người đứng đầu cơ quan, nhưng khi có "vấn đề" thì đó là trách nhiệm
của tập thể. Nhưng mặt khác cũng có hiện tượng, việc được đưa ra bàn
luận chỉ là hợp thức hóa những quyết định chuyên quyền của người đứng
đầu cơ quan.
Do đó, trong điều hành công vụ, đòi hỏi phải đề cao vai trò của người
đứng đầu cơ quan, đồng thời cần phải xác định trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan nhà nước và người đứng đầu các bộ phận trong cơ quan đó.
Việc hoàn thiện chế độ công vụ cần phải hướng tới xây dựng chế độ phân
định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá
nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong cơ quan nhà nước.
II - Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
1 - Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng công chức
Tuyển dụng công chức là khâu đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất lượng công chức sau này.
Tổ chức thi tuyển chung công chức ở các ngạch cho các cơ quan nhà nước ở
trung ương, địa phương; không nên giao cho từng cơ quan nhà nước tự
tuyển công chức như hiện nay. Vì, sẽ phá vỡ kế hoạch chung của nền công
vụ, mà còn gây ra những tiêu cực khó lường. Từ đó, chúng ta không dự
liệu một cách đầy đủ nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho bộ máy nhà nước.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã thuê các công ty tư nhân để tổ chức thi
tuyển công chức theo yêu cầu, theo đơn đặt hàng của ủy ban công vụ, trên
cơ sở ký kết hợp đồng hành chính về tuyển dụng công chức. Trên thực tế,
ở Việt Nam, một số địa phương đã tiến hành tuyển viên chức tập trung
cho toàn ngành.
2 - Thi nâng ngạch công chức trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh trong công vụ như là động lực thúc đẩy tính tích cực, sự phấn
đấu của công chức, nhằm nâng cao năng lực của công chức, khắc phục được
tình trạng trì trệ "sống lâu lên lão làng". Ngạch công chức là cấp bậc
về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, do đó, tương ứng với những công việc
đảm nhiệm mà cần công chức có chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng. Từ đó,
thi nâng ngạch công chức chỉ được tiến hành theo yêu cầu công vụ, chỉ
thi nâng ngạch khi có chỗ trống chức vụ chuyên môn. Việc thi nâng ngạch
công chức hiện nay mới chủ yếu là nhằm giải quyết chế độ cho công chức
về lương, về danh, mà chưa làm thay đổi về nghĩa vụ, chức phận công vụ
của họ.
Đối với các chức vụ quản lý, lãnh đạo (công chức lãnh đạo) trong cơ quan
làm việc theo chế độ thủ trưởng, một số chức vụ ở cấp nào đó, cũng cần
có cơ chế nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh để đảm nhiệm chức vụ. Theo
đó, tiến hành những cuộc thi tuyển sẽ khách quan hơn là việc giới
thiệu, thăm dò, xét duyệt, quyết định bổ nhiệm như hiện nay. Điều này
còn tránh được tình trạng chủ quan của người lãnh đạo khi bổ nhiệm chức
vụ và tình trạng "mua quan, bán tước" cũng khó có cơ hội phát triển.
Đối với công chức quản lý trong từng bộ phận cơ quan (chức vụ từ vụ
trưởng và tương đương trở xuống) tiến hành thi để tuyển, bổ nhiệm thông
qua việc xây dựng các đề án thực thi công vụ, đề án về sự phát triển của
tổ chức...
Tiến hành trả lương công chức theo chức vụ chuyên môn (ngạch, bậc chuyên
môn) và chức vụ quản lý, người không giữ chức vụ quản lý thì chuyển
hưởng lương theo chức vụ chuyên môn. Trân trọng tính chuyên nghiệp,
chuyên môn sâu của công chức.
3 - Đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức
Khi xem xét đào tạo và bồi dưỡng trong tổng thể quản lý và phát triển
nguồn nhân lực trong công vụ, điều quan trọng là cần xây dựng một chiến
lược đào tạo để nhìn nhận và dự báo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cán
bộ, công chức cần thiết trong hiện tại và tương lai một cách chủ động,
từ đó điều chỉnh các hoạt động đào tạo cho phù hợp với yêu cầu mới. Các
bộ phận liên quan tới bộ phận quan trọng này trong cải cách hành chính
bao gồm: 1 - đổi mới chương trình, nội dung đào tạo; 2 - cải tiến giáo
trình và tài liệu giảng dạy; 3 - vận dụng phương pháp đào tạo mới, lấy
người học làm trung tâm; 4 - tăng cường cơ sở vật chất hỗ trợ đào tạo.
Xét cho cùng, trước mắt cần tăng cường năng lực cho chính đội ngũ giảng
viên để đảm đương được nhiệm vụ này.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức hiện nay ở nước ta thực hiện theo các ngạch
công chức (cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao
cấp). Đối với công chức quản lý (trưởng phòng; phó giám đốc, giám đốc
sở; phó vụ trưởng, vụ trưởng...), chưa được thực hiện. Các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng thường nặng về kiến thức, tri thức mà chưa quan tâm
nhiều đến kỹ năng xử lý tình huống, thực hành các công việc hành chính.
Để nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, ngoài việc đào tạo,
bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hành chính, cần chú trọng
đào tạo về kỹ năng hành chính. Do đó, nội dung chương trình phải trả lời
được câu hỏi: các chức danh đó là gì và thực thi nhiệm vụ như thế nào?
Chuyển đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sang đào tạo, bồi dưỡng
nhằm nâng cao năng lực giải quyết các công việc theo tình huống (tri
thức + kỹ năng + hành vi ứng xử).
Thường xuyên thi sát hạch công chức để đánh giá năng lực công chức (5
năm một lần). ấn định số lượng công chức theo ngạch trong các cơ quan
nhà nước (xác định cơ cấu công chức trong cơ quan nhà nước từ trung ương
đến địa phương). Quy định các loại văn bằng, chứng chỉ tương ứng với
các chức vụ chuyên môn và chức vụ quản lý.
Hoàn thiện chế độ công vụ ở nước ta hiện nay là yêu cầu cần thiết khách
quan, là nhiệm vụ vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài, đáp ứng
yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện chế độ công vụ nhằm khắc phục những
hạn chế, nhược điểm của chế độ công vụ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là
yếu tố thể chế của nền công vụ, đồng thời đáp ứng xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế, xu hướng chuyển từ nền hành chính điều hành sang nền hành
chính phục vụ các khách hàng của nền hành chính: cá nhân, cơ quan, tổ
chức.


Nguyễn Trọng Điều
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 5:31 pm
admin
admin

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

còn câu 1 và câu 4 thì giống nhau,dễ mà việt nam thì đang theo hình thái cấu trúc là đơn nhất.rồi phân tích nó ra thôi.cái đó bịa được.mấy câu kia có trong sách cả.bí mỗi câu 9 và 10 bó tay
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 5:32 pm
thienminh
thienminh

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Thuongsi

ở câu số 10 hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ chứ đâu phải nâng cao đâu.

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà thienminh
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 5:34 pm
thienminh
thienminh

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Thuongsi

câu 1 và 4 thì ok, có chăng là phần liên hệ thực tế ah, còn câu 9,10 chắc chịu thôi ah, không tìm đâu ra tài liệu cả

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà thienminh
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 5:38 pm
admin
admin

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

đọc để biết thôi,chứ không vận dụng được gì.theo tôi thì có mấy yếu tố như
khách quan:quy định pháp luật,văn hoá công sở,chế độ làm việc,môi trường klamf việc...
chủ quan:do chế độ lương thưởng,chế độ đãi ngộ,trình độ của công chức...
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 5:43 pm
thienminh
thienminh

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Thuongsi

thì tôi cũng nghĩ như vậy thêm vào đó chính suy nghĩ,lập trường của người cán bộ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến việc này, nói chung là có nhiều yếu tố, hi vọng đừng ra câu này, mà mấy câu liên hệ về mô hình chức nghiệp và mô hình việc làm ô có tìm được không vậy, cả câu về cấu trúc nữa câu số 4 ý hai ấy

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà thienminh
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 6:11 pm
admin
admin

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

hơi khó tôi chưa tìm ra
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 6:31 pm
yoeng_ung
yoeng_ung

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

hic hic ,t tim ma cũng chẳng có

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà yoeng_ung
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 8:49 pm
admin
admin

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

tìm nát cả mạng mà không thấy
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 8:54 pm
yoeng_ung
yoeng_ung

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

ah nghe thông tin là thi đề mở đấy hải ah,chuẩn bị tài liệu đi

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà yoeng_ung
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 8:56 pm
admin
admin

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

tôi cũng nghe rồi bọn lớp a nói mãi rồi nhưng tìm không ra
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 8:57 pm
yoeng_ung
yoeng_ung

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

khiếp ô thầy này chơi ác thật, cho câu hỏi mà không tìm được câu trả lời thì cũng tiêu chứ con j

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà yoeng_ung
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 8:59 pm
admin
admin

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

mà tôi thấy cau 9 với 10 chả có tí gì hành chính so sánh cả
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 9:03 pm
thienminh
thienminh

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Thuongsi

đâu câu 9 là so sánh chứ j nữa,câu 10 thì không phải nhưng cũng là một nội dung học mà

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà thienminh
Trả lời nhanh
Sun Dec 19, 2010 9:09 pm
admin
admin

câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè Admin

ôi chán quá đi mất câu hỏi ôn tập môn hành chính so sánh nè 999814
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà Sponsored content
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Forum create on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com