Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Sat Dec 25, 2010 8:50 pm
admin
admin

tránh cách nhìn phiến diện về đạo đức nghề giáo Admin

Gần
đây, các phương tiện thông tấn, báo chí liên tiếp đăng những hiện tượng
vi phạm đạo đức trong nhà trường, như thầy cô giáo đánh đập học sinh,
dùng áp lực, xúc phạm đến nhân cách học sinh, đánh bạc, tự ý nâng
điểm... Dư luận tỏ ra hoang mang, nghi hoặc. Không ít người đã đặt câu
hỏi: Vì sao ngành giáo dục lại nảy sinh nhiều tiêu cực đến như vậy, nhất
là ở vào thời điểm, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động “Nói không với vi
phạm đạo đức nhà giáo”?...




Nhiều
ý kiến của những người có trách nhiệm đối với giáo dục cho rằng, những
tiêu cực kể trên không phải bây giờ mới phát sinh mà vì bây giờ người ta
mới quan tâm nhiều đến nó, và sự phản ánh trên các phương tiện thông
tin đại chúng có phần rộng mở hơn. Như vậy, phải thấy đây là chiều hướng
tốt đẹp của cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, nằm trong xu thế
chống tiêu cực của toàn xã hội. Thật ra, nếu đặt những hành vi nói trên
trong tổng thể, coi đó là hệ quả mặt trái của con người, xã hội thì tỉ
lệ vi phạm đạo đức nhà giáo không tiêu biểu, không phổ biến. Sự bất
thường và nghiêm trọng là nó đã phải nằm trong những điều cấm của Luật
GD 2005 (Điều 75: các hành vi nhà giáo không được làm). Điều cần phải
nói ở đây, chính là việc, làm thế nào để cuộc vận động “Nói không với vi
phạm đạo đức nhà giáo” đạt hiệu quả thật sự? Cho đến thời điểm này,
nhiều đơn vị giáo dục đã triển khai nội dung “Nói không với vi phạm đạo
đức nhà giáo”, nhưng xem ra, so với việc triển khai các nội dung “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói
không với hiện tượng HS ngồi nhầm lớp” thì có phần lúng túng và thiếu
không khí hơn. Trong khi đó, một sự đối nghịch, dư luận bên ngoài nhà
trường, trong đó có các bậc phụ huynh có sự đồng thuận cao với cuộc vận
động.





mấy nguyên nhân, thứ nhất, đó là sự trừu tượng của khái niệm “đạo đức
nhà giáo”. Người ta vẫn chỉ nhìn vào những hành vi bên ngoài để đánh giá
về đạo đức, trong khi đó lại có những biểu hiện bên trong, khó thấy,
nhưng mức độ nguy hiểm còn trầm trọng hơn. Xin đơn cử một ví dụ, một
thầy giáo vì quá nóng giận không kiềm chế được, dẫn đến tát vào mặt HS.
Thầy giáo này bị phụ huynh kiện tụng làm ầm ĩ và chắc chắn thầy bị mất
thi đua. Trong khi một người thầy khác hay thiên vị những học sinh học thêm
ở nhà, cho điểm thiếu công bằng thì lại khó có bằng chứng để phát hiện
vì HS hoặc sợ bị trù dập không dám nói, hoặc không đủ từng trải để gọi
tên hành vi đó, nên vẫn luôn yên vị. Thứ hai, nhiều giáo viên vẫn nghĩ
mình là người ở ngoài cuộc, khi bản thân họ chưa bao giờ bị kiểm điểm,
kỷ luật gì. Hơn nữa, trong thực tế, con người thường dễ nhận thấy khiếm
khuyết ở người khác, hơn là ở chính bản thân. Chính vì vậy mà họ xem
việc học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức chỉ là hình thức, là phong trào
mà thôi.




Một ví dụ từ việc làm
của Đà Nẵng: Nhiều năm qua, Sở GD&ĐT Đà Nẵng rất chú trọng đến vấn
đề nhân cách của người thầy giáo, đặc biệt là phong cách khi lên lớp.
Năm học này, Đà Nẵng lại là đơn vị đi đầu trong cuộc vận động “Nói không
với vi phạm đạo đức nhà giáo”, đặc biệt là triển khai kế hoạch thực
hiện các quy định về phẩm chất, đạo đức, cán bộ, GV,CNV bằng những biện
pháp cụ thể. Tuy nhiên, hiệu quả của việc làm này ra sao lại không hẳn
tuỳ thuộc vào kế hoạch, biện pháp đề ra của giám đốc
Sở, mà tuỳ thuộc ở đội ngũ ở bên dưới. Một số hiện tượng bề mặt có
chiều hướng giảm, như thầy giáo uống rượu bia, sử dụng điện thoại, ăn
mặc không đúng tác phong, chửi thề, đánh học sinh trên lớp... Nhưng khá
nhiều phụ huynh vẫn phản ánh về việc GV công khai bắt ép con họ phải học
thêm, học kèm mình, trù dập khi học kèm người khác, thu những khoản thu
không chính đáng, gợi ý quà cáp 20 tháng 11, lễ, tết, cho điểm theo cảm
tính... Về những biểu hiện này, lãnh đạo Sở hay Phòng GD ở một thành
phố lớn như Đà Nẵng rất khó có thể kiểm soát được mà phải do chính các
hiệu trưởng, đoàn thể trong nhà trường. Hình thức “cấp phép” trong dạy
thêm, học thêm chủ yếu vẫn là từ các trường đề nghị lên trên, phần nhiều
cũng vẫn chỉ là hình thức do cả nể, sợ mất lòng đồng nghiệp. Muốn chấm
dứt tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo với những hành vi khó kiểm soát
nêu trên thì tốt hơn hết là giao trách nhiệm cho hiệu trưởng quản lý sát
sao, hiệu trưởng chịu trách nhiệm với GĐ Sở hay trưởng phòng khi có
những vi phạm của GV, CNV.




Tại
trường THPT Quảng Trị, ông Ngô Viết Đức, hiệu trưởng cho biết, vào đầu
năm học này, trường đã phát động thực hiện cuộc vận động trong toàn
trường, không chỉ mới lãnh đạo Sở, lãnh đạo thị xã mà mời cả các cơ quan
chức năng và phụ huynh tham gia. Sau khi ký kết thực hiện xong thì đưa
vào nghị quyết Hội nghị CBCNVC. Hội nghị này cũng nêu giải pháp cụ thể
về việc tăng cường rèn luyện phẩm chất nhà giáo, nhất là nâng cao trách
nhiệm dạy học và tự học. Theo ông Ngô Viết Đức thì một trong những yếu
tố để “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo” là sự đoàn kết nội bộ,
không có hiên tượng kéo bè, kết cánh, thực hiện tốt khâu dân chủ. Mọi
vấn đề đều được đưa ra bàn bạc công khai, cán bộ quản lý phải biết lắng
nghe ý kiến của đồng nghiệp. Trong thực tế, không phải nơi nào cũng thực
hiện được như vậy, vì các đơn thư khiếu nại vượt cấp vẫn còn tồn tại
tương đối nhiều, và các GV còn hay phàn nàn về việc, họ bị trù dập, thù
oán khi đấu tranh với những sai trái của lãnh đạo, của đồng nghiệp. Vấn
đề dân chủ trong nhà trường hiện nay là một vấn đề rất đáng phải đưa ra
bàn luận.




“Nói
không với vi phạm đạo đức nhà giáo” không chỉ ở trong phạm vi nhà
trường mà còn ở mọi nơi mọi lúc thì mới đạt hiệu quả một cách bền vững.
Làm nghề dạy học khó hơn các nghề khác ở chỗ, ngoài xã hội vẫn luôn gọi
họ là thầy giáo, cô giáo với sự nhìn nhận khe khắt hơn. Có những thầy
giáo, cô giáo ở trường luôn hoàn thành công việc được giao, nhưng không
được học sinh quý mến, về địa phương vẫn luôn điều này, tiếng nọ. Khi có
sự phản ánh đến nhà trường thì lãnh đạo vẫn chỉ nhắc nhẹ, vì cho rằng,
vấn đề nằm ngoài phạm vi quản lý. Xin nêu một cách làm hay của trường
THPT An Dương Đông, một trường tiên tiến xuất sắc của tỉnh Thừa Thiên-
Huế. Mặc dù từ nhiều năm nay, chưa có đơn thư khiếu kiện, chưa xảy ra
tiêu cực nào trong đội ngũ GV, nhưng trong năm học này, nhà trường đã
lập các hòm thư góp ý của học sinh, chỉ có riêng hiệu trưởng và bí thư
đoàn trường mới được giữ chìa khoá. Để các em mạnh dạn khi phản ánh ý
kiến của mình, trong các buổi chào cờ đầu tuần, hiệu trưởng động viên
các em, nói rõ đây là việc làm cần thiết giúp thầy cô nhìn nhận lại
mình, xứng đáng hơn với sự tin yêu của các em. BGH còn tuyên dương những
lớp có nhiều ý kiến hay góp ý cho các thầy cô giáo, cho BGH. Để chống
tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, nhà trường tổ chức chu đáo việc xây
dựng ngân hàng đề thi, có tới 24 mã đề. Đặc biệt, nhà trường còn kết hợp
việc lồng ghép cuộc vận động nâng cao đạo đức nhà giáo với cuộc vận
động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
do Huyện uỷ tổ chức, không chỉ lấy ý kiến của địa phương góp ý cho đảng
viên mà hiệu trưởng còn cử người xuống địa phương lấy ý kiến góp ý cho
giáo viên.




Một
số ý kiến trong ngành cho rằng, việc tổ chức cho sinh viên hay học sinh
đóng góp ý kiến cho GV có thể sẽ ảnh hưởng đến danh dự của người thầy
giáo. Nhưng những giáo viên giỏi thật sự có nhân cách và khiêm tốn học
hỏi thì lại không bao giờ ngại điều này, thậm chí, họ còn cho đó là dịp
để kiểm nghiệm lại mình. Những lời ngợi ca đúng mức của các em học sinh
đối với thầy cô giáo dạy trên lớp có ý nghĩa khích lệ còn hơn cả những
bài giáo huấn về đạo đức.




Vài
ý kiến trao đổi qua thăm dò các ý kiến từ cơ sở. Hi vọng chất lượng đạo
đức nhà giáo sẽ ngày càng được nâng cao, nhất là nay mai, Luật Giáo
viên sẽ ra đời, chứ không phải sẽ như cách nhìn phiến diện của ai đó về
thực trạng đạo đức nhà giáo hiện nay.
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Forum create on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com