Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Thu Mar 03, 2011 8:05 am
admin
admin

Cần phân biệt rõ giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành Admin

Cần phân biệt rõ giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành IMG_6561
Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền, chủ trì Hội thảo khoa học về TTHC và TTCN - Thực trạng và giải pháp đổi mới.


(Thanh tra)-
Khái niệm thanh tra hành chính (TTHC) và thanh tra chuyên ngành (TTCN)
của ngành Thanh tra lần đầu tiên được luật hóa trong Luật Thanh tra năm
2004. Những quy định đó đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản và tạo hành lang
pháp lý thuận lợi cho công tác thanh tra. Tuy nhiên, qua hơn 4 năm thực
hiện Luật Thanh tra, các quy định này cũng đã bộc lộ những bất cập nhất
định cần được tổng kết, nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp.









Theo quy định của Luật Thanh
tra, TTHC là hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước theo cấp hành chính
đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp. Như vậy, khái niệm TTHC
được hiểu là hoạt động thanh tra trong nội bộ bộ máy Nhà nước; là thanh
tra của chủ thể quản lý này với chủ thể quản lý khác, vì vậy, nó mang
tính giám sát nội bộ và được hiểu theo nghĩa rộng là nội bộ của bộ máy
Nhà nước hay bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước. Mục đích của TTHC
là làm trong sạch bộ máy, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, điều
hành. Tăng cường hoạt động TTHC là một yêu cầu tất yếu khách quan trong
giai đoạn mới.


TTCN,
theo quy định của Luật Thanh tra, là việc xem xét, đánh giá, xử lý của
cơ quan quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn, kỹ
thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
Mục đích cụ thể của hoạt động TTCN là phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật
nhằm bảo đảm trật tự quản lý Nhà nước trong các ngành, lĩnh vực tương
ứng.


Việc
chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị
trường đã kéo theo hàng loạt sự thay đổi. Theo đó, hoạt động thanh tra
đối với các doanh nghiệp không thể mang tính hành chính giống như thanh
tra các cơ quan, đơn vị cá nhân trong bộ máy Nhà nước mà cần phải có sự
thay đổi. Khái niệm Bộ chủ quản dần dần được xóa bỏ và hình thành sự
quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực chuyên môn cụ thể như: Tài chính,
đất đai, môi trường, lao động, bảo hiểm. Vì vậy, hoạt động thanh tra,
kiểm tra ở các đơn vị, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về từng
lĩnh vực phải được tiến hành chuyên sâu, do các cơ quan quản lý Nhà nước
theo ngành, lĩnh vực thực hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc trong hoạt
động thanh tra cần phân định rõ hai loại hình TTHC và TTCN.


Tuy,
Luật Thanh tra năm 2004 đã bước đầu có quy định phân rõ về TTHC và TTCN,
nhưng qua thực tiễn công tác thanh tra hơn 4 năm qua cho thấy, cách
hiểu về TTHC và TTCN chưa được thể hiện một cách xuyên suốt và nhất quán
trong chính các quy định của Luật và trong hoạt động của các cơ quan
thanh tra (CQTT) Nhà nước.


Những
quy định của Luật Thanh tra năm 2004, những thuộc tính khác biệt giữa
hoạt động TTHC và TTCN chưa được thể hiện rõ, đặc biệt về thẩm quyền phê
duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra; nhiệm
vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn Thanh tra,
thành viên Đoàn Thanh tra… Bên cạnh đó, sự thiếu gắn kết giữa các quy
định của Chương II về Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các CQTT Nhà nước
với Chương III về Hoạt động thanh tra dẫn tới việc triển khai công tác
thanh tra trên thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc
xác định thẩm quyền thanh tra giữa CQTT theo cấp hành chính và theo
ngành, lĩnh vực. Khái niệm TTHC và TTCN chưa được sử dụng chính thức
trong các quy định của Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của các CQTT Nhà
nước.


Về hoạt
động của các CQTT Nhà nước, chủ yếu hiện nay vẫn tiến hành các cuộc
thanh tra kinh tế - xã hội (KT-XH). Mặc dù khái niệm thanh tra KT-XH ở
đây không phải dùng để chỉ một loại hình thanh tra mới, song cũng tạo ra
những cách hiểu khác nhau trong mối quan hệ giữa TTHC và TTCN. Trên
thực tế, các CQTT theo cấp hành chính đang tiến hành các cuộc thanh tra
KT-XH theo kiểu hướng cả vào các đối tượng quản lý bao gồm các tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân để thông qua đó đánh giá việc thực hiện chức
trách, công vụ của các cấp hành chính hoặc các ngành, lĩnh vực có liên
quan (cả TTHC và TTCN). Nếu cứ tiếp tục theo hướng này, tình trạng đan
xen, chồng chéo giữa hoạt động TTHC và TTCN là không thể tránh khỏi. Đối
với các CQTT theo ngành, lĩnh vực, hiệu quả hoạt động TTHC còn rất hạn
chế, đặc biệt đối với cấp sở và phụ thuộc nhiều vào thủ trưởng các cơ
quan quản lý ngành, lĩnh vực cùng cấp. Thực trạng này xuất phát từ
nguyên nhân là vị trí và thẩm quyền của các CQTT theo ngành, lĩnh vực
còn chưa tương xứng trong mối quan hệ so sánh với đối tượng TTHC.


Từ thực
trạng hoạt động TTHC và TTCN thời gian qua đòi hỏi phải có cách tiếp
cận phù hợp để vừa góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh
tra, vừa bảo đảm có sự phân biệt rạch ròi giữa hoạt động TTHC và TTCN.
Đây chính là một trong những nội dung quan trọng mà ngành Thanh tra đang
tiến hành nghiên cứu, lấy ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương
để phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh tra năm
2004.

Đăng Khoa
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com