Change background image
OAPA Forum- Cộng Đồng nhân sự Việt


Go downMessage [Page 1 of 1]

© FMvi.vn

Sun Sep 11, 2011 9:22 am
admin
admin

Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập Admin

1 - Định hướng phát triển nông nghiệp - nông thôn thời gian tới: Để tiếp tục đưa nông nghiệp và nông thôn phát triển vững chắc trong quá trình hội nhập, Nghị quyết 09/2000/NQ - CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ Việt nam đã nhấn mạnh vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng, có chất lượng, hiệu quả cao và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, thực hiện tốt các nhiệm vụ do Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.

Các mục tiêu cụ thể tới năm 2010

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp

4 - 4,5 %/năm

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông thôn

7,5- 8 %/năm

- Đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng của nhân dân về các loại lương thực, thực phẩm, bao gồm cả cho đồng bào ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

- Phát huy lợi thế so sánh đã tạo lập được, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, tới năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt từ 9 - 10 tỷ USD.

- Tận dụng khả năng sẵn có, kết hợp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển các loại cây trồng vật nuôi, ngành nghề thay thế nhập khẩu, nâng cao hợp lý mức độ tự túc, khai thác thị trường trong nước đối với các sản phẩm: bông, thuốc lá, dầu ăn, nguyên liệu giấy, sữa,...

2 - Các biện pháp thực hiện mục tiêu trên:

Ngành nông nghiệp và PTNT đã xây dựng cho mình một chương trình hành động cụ thể nhằm thực hiện được chủ trương hội nhập của Chính phủ Việt nam cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành đến naưm 2010. Các giải pháp đó là:

2.1 - Điều chỉnh cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng phát huy các lợi thế của mỗi vùng để phát triển sản xuất nông sản hàng hoá, tập trung vào những sản phẩm có khả năng cạnh tranh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần tích cực vào chương trình mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm sản trong khu vực và thế giới. Xây dựng chiến lược ngành và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế làm cơ sở cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu đầu tư phù hợp.

2.2 - Nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.

Chú trọng đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, làm cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành nông sản, trước hết triển khai các chương trình giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học; phát triển bảo quản, chế biến nông lâm sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai 33 dự án nhằm chọn tạo, nhập nội, sản xuất giống gốc chất lượng cao đối với hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu. Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng dự án để tiếp nối đưa giống tốt đến với nông dân, tập trung vào các loại cây, con chính của địa phương mình. Tuy vậy, công việc mới chỉ bắt đầu. Mặt khác, cần hỗ trợ tích cực để chuyển giao và ứng dụng các quy trình canh tác tiến bộ để giảm giá thành sản phẩm. Đối với bảo quản, chế biến nông sản, cần hướng tới áp dụng các công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế.

2.3- Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp.

Chính phủ Việt nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có thị trường, có thế mạnh về kỹ thuật, tay nghề, chất lượng cao và chi phí thấp; đổi mới công nghệ, áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và quản lý kinh doanh, quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp. Thị trường nông sản quốc tế rộng lớn và đa dạng. Để cạnh tranh có hiệu quả cần nhiều doanh nghiệp năng động và có năng lực. Cùng với các doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu hàng nông lâm sản, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia. Thực hiện việc sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước.

2.4- Đổi mới chính sách.

Theo chủ trương và lộ trình hội nhập của Việt nam, ngành Nông nghiệp đang cùng các Bộ, ngành liên quan tổ chức rà soát các chính sách hiện hành, kiến nghị Chính phủ điều chỉnh các chính sách theo hướng phù hợp với quy định của WTO. Xu hướng điều chỉnh sẽ là hỗ trợ nông nghiệp thông qua nhóm chính sách hộp xanh, hỗ trợ trực tiếp đầu vào cho người sản xuất, giảm dần trợ cấp xuất khẩu... Điều chỉnh các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nông dân và doanh nghiệp phản ứng nhanh nhạy hơn, có hiệu quả hơn trước sự thay đổi của thị trường. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là bảo quản và chế biến nông lâm sản, những ngành sản xuất sản phẩm sử dụng công nghệ cao và mới, sản phẩm sử dụng nhiều lao động... .

2.5- Phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới, nâng cao năng lực của hệ thống thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ nông nghiệp.

Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tư thuộc phạm vi quản lý, ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và doanh nghiệp kinh doanh nông sản, trước hết là về thuỷ lợi, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nông nghiệp. Chính phủ Việt nam sẽ phải quan tâm hơn phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, nhất là xuất khẩu, như: cảng sông, biển chuyên dụng, kho lạnh, xe lạnh, kho ngoại quan, chợ bán buôn... đồng thời tiếp tục tăng đầu tư cho phát triển giao thông, thuỷ lợi, hệ thống thông tin liên lạc ở nông thôn.

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, con người cho hệ thống thú y, bảo vệ thực vật cần được đầu tư để đào tạo nhân lực, tăng cường trang thiết bị, hài hoà các thủ tục và tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu.

2.6- Đào tạo nguồn nhân lực.

Yếu tố quyết định sự thành công của hội nhập là con người. Trong thời gian tới, cần đầu tư lớn hơn cho đào tạo và đào tạo lại, trang bị các kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế cho cho lực lượng cán bộ trong ngành nông nghiệp. Phổ cập các kiến thức về hội nhập, các cam kết mà ngành nông nghiệp Việt nam đã ký và phải thực hiện cho các doanh nghiệp, nông dân.

2.7- Đổi mới quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều chỉnh phù hợp về phương thức, bộ máy và phương tiện quản lý, đáp ứng yêu cầu của hội nhập từ cơ sở. Các Sở Nông nghiệp và PTNT phải có bộ phận theo dõi về thị trường và hội nhập để thực hiện nhiệm vụ về công tác hội nhập. Thời gian qua, công tác hội nhập hầu như mới chỉ diễn ra ở cấp Trung ương. Các địa phương, chủ yếu mới chỉ có cán bộ chủ chốt được phổ biến về chính sách và chủ trương hội nhập của ta. Cán bộ chuyên môn theo dõi phần việc này hầu như chưa có
http://www.www.tochucnhansu2.com

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà admin
Trả lời nhanh

Back to topMessage [Page 1 of 1]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    You cannot reply to topics in this forum

    • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Report an abuse | Forumotion.com