Thu Dec 01, 2011 10:59 pm
Kỳ họp lần thứ nhất quốc hội khóa XIII đã bầu Thủ tướng và phê chuẩn các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016. Trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức, người đứng đầu chính phủ đã bày tỏ “nhận thức sâu sắc rằng, đây là vinh dự lớn đồng thời là trách nhiệm rất nặng nề”. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế hiện tại, chắc chắn nhiều người đồng cảm và chia sẻ với nhận thức đó của Thủ tướng chính phủ.
Trước đó, ngày 31/7, trong bài viết “THỰC HIỆN TỐT 3 KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC MÀ ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI ĐỀ RA LÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2011 – 2016”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày cụ thể 3 nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ mới. Thực chất đây cũng là các mục tiêu chủ yếu mà Chính phủ phấn đấu đạt được trong 5 năm tới. 3 nhiệm vụ đó là : (i)- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. (ii)- Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; và, (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Từ góc độ Quản lý, để đảm bảo đạt được từng mục tiêu hoặc từng nhóm các mục tiêu trong khoảng thời gian xác định, cần thiết kế và vận hành một hệ thống quản lý tương ứng (trong đó xác định các phần tử tham gia hệ thống, thiết lập cấu trúc quan hệ giữa các phần tử, xác định lộ trình của các hành động, phân bổ các nguồn lực v.v). Chỉ có như vậy, các mục tiêu mới có thể trở thành hiện thực. Với cách đặt vấn đề như trên, có thể thấy rất nhiều vấn đề quản lý cần được nhận dạng, nghiên cứu và giải quyết, Chính phủ mới có thể thực hiện được các nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu của mình, bằng không, các mục tiêu sẽ chỉ đơn thuần là các mong muốn, khẩu hiệu và kỳ vọng trên giấy.
Đây là một công việc rộng lớn và phức tạp. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ có thể đi sâu vào nhóm mục tiêu thứ nhất và cũng chỉ có thể chấm phá một số nét cơ bản mang tính gợi ý và tham khảo.
Mục tiêu thứ nhất (hoặc khâu đột phá thứ nhất): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
- Bản thân mục tiêu này cần được làm rõ. Thứ nhất, cần xác định “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì? Nó bao gồm các hệ thống chỉ số và tiêu chí nào? Làm thế nào để đánh giá? Rất nguy hiểm nếu chúng ta cứ để mơ hồ khái niệm mang tính then chốt này. Nhỡ sau 5 năm, ai đó cho rằng, cái mà chúng ta đạt được, không phải là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì sao? Và rồi lại dẫn đến sự tranh luận và chụp mũ: chệch hướng hay không chệch hướng !!
Thứ hai, “ hoàn thiện thể chế “trong 5 năm tới là hoàn thiện cái gì? và đạt được mức độ nào? các chỉ tiêu đánh giá là gì? Việc “hoàn thiện “và” hoàn thiện thể chế” là việc mà mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia phải làm thường xuyên, liên tục, từ đời này sang đời khác. Nếu trong những ngày đầu của nhiệm kỳ mới, Chính phủ không đưa ra được các tiêu chí cụ thể, sau 5 năm, các nguồn lực mà Chính phủ sử dụng cho công việc quan trọng này, các nỗ lực mà Chính phủ thực hiện, chỉ có thể được đánh giá bằng cảm tính hoặc có thể bị phủ nhận hoàn toàn, tùy thuộc vào góc nhìn và thái độ của người đánh giá.
- “Hoàn thiện thể chế” (kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại) hàm ý quan trọng hướng vào việc hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý, các chuẩn mực... Tại bài viết nói trên, Thủ tướng đã xác lập một số định hướng cơ bản cho việc này. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, theo nhiều chuyên gia, khi mà việc đầu tư vào điều chỉnh chính sách, “chạy” chính sách là khoản đầu tư nhanh chóng sinh siêu lợi nhuận và an toàn nhất, ở góc độ quản lý, vấn đề đặt ra là làm thế nào để môi trường pháp lý, các chính sách ban hành thực sự được “hoàn thiện” vì mục tiêu phát triển chung, chứ không nhằm phục vụ lợi ích cho một nhóm nhỏ nào. Có thể cần thiết kế lại hoặc bổ sung quy trình xây dựng và ban hành các văn bản chính sách, pháp luật, trong đó mở rộng việc tham gia của các tầng lớp xã hội, xác lập yêu cầu bắt buộc đối với việc đánh giá tác động của chính sách, pháp luật trước và sau khi ban hành, làm rõ trách nhiệm của những người ký ban hành các văn bản v.v.
- “Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng” được xác định như trọng tâm đầu tiên của “hoàn thiện thể chế”, nhưng bản thân nó cũng là một mục tiêu tự thân cần phải đạt tới. Thực tiễn kinh tế ở nước ta, khi nói đến cạnh tranh, vấn đề nổi cộm nhất vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Trong bài viết, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh “đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp còn tồn tại trên thực tế”. Tuy nhiên, ở góc độ quản lý, vấn đề không đơn giản.
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
- Thứ nhất, trong các văn kiện chính thức, các doanh nghiệp nhà nước được xác định “đóng vai trò chủ đạo”. Thế nào là chủ đạo? Chưa có ai định nghĩa! Để bảo đảm vai trò chủ đạo, các DNNN đương nhiên có quyền yêu cầu các điều kiện tương ứng. Trong lúc chưa biết “chủ đạo” là cái gì, các nguồn lực vẫn được rót vào khu vực này một cách vô tội vạ và vì không có chuẩn mực nào để so sánh, nên không ai biết đến bao giờ mới chấm dứt được tình trạng này.
- Thứ hai, để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, không thể chỉ sửa Luật cạnh tranh hoặc Luật doanh nghiệp, mà một hệ thống đồng bộ các chính sách và thiết chế quản lý bao trùm ở tất cả lĩnh vực liên quan đến chu trình sản xuất, kinh doanh cần được xây dựng và vận hành. Thí dụ, ở khâu tiếp cận các nguồn vốn. Tháng 2/2011, Ban Bí thư TW Đảng có chỉ thị cho phép các DN tư nhân được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay ODA ( nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức). Làm sao mà tiếp cận được khi mà toàn bộ hệ thống quy định về quản lý và sử dụng ODA (từ khâu huy động, chuẩn bị, thẩm định dự án đến quá trình tổ chức thực hiện ở các cấp) được thiết kế hàng chục năm nay chỉ dành cho các cơ quan nhà nước và các DNNN. Quy trình quản lý ODA hiện hành, về cơ bản, không có kẽ hở nào đề các doanh nghiệp tư nhân bén mảng đến khu vực này. Chỉ thị của Ban Bí thư, cũng chỉ là “một tin vui” và vĩnh viễn nằm trên giấy nếu không bổ sung, sửa đổi căn bản các văn bản pháp luật và quản lý có liên quan. Do vậy, để đạt được mục tiêu “tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng”, Chính phủ cần giao một hoặc một vài nhóm nghiên cứu, rà soát tất cả các văn bản pháp luật, các quy trình quản lý, các nguyên tắc và thực tiễn quản trị v.v. Trên cơ sở đó xây dựng một lộ trình hoàn chỉnh, với các hoạt động cụ thể, với trách nhiệm cụ thể của các cơ quan có liên quan và với nguồn lực cần thiết để thực hiện. Từ lộ trình này, xác định, trong khoảng thời gian 5 năm, Chính phủ làm được cái gì, làm đến đâu , đạt được kết quả gì và chi phí hết bao nhiêu tiền. Nếu không làm được như vậy, trong 5 – 10 năm tiếp theo, các chính phủ tiếp theo vẫn tiếp tục và kiên trì đặt mục tiêu này như một trọng tâm cho nhiệm kỳ của mình.
- Thứ ba, liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến các chủ thể trong môi trường cạnh tranh. Các DNNN sau nhiều năm được nuôi dưỡng, hiện có trong tay một nguồn lực tài chính và tài sản khổng lồ so với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Các DNNN đã tạo lập được một hệ thống quan hệ “chia ngọt, sẻ bùi” chằng chịt ở hầu hết các vị trí trọng yếu từ trung ương đến địa phương. Liệu còn đất cho sự “công bằng” và “minh bạch thật sự” như Thủ tướng mong muốn trong bài viết của mình? Liệu có thể bảo đảm xây dựng và thực thi được một hệ thống thể chế để từng bước ngăn chặn các ảnh hưởng này? Đó là những vấn đề cần được tính đến một cách nghiêm túc trong khi thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống chính sách và quản lý trong nhiệm kỳ tới của Chính phủ.
- “Cải cách hành chính” cũng được Thủ tướng nhấn mạnh như là một nhiệm vụ trọng tâm và tự thân nó cũng là mục tiêu cần đạt tới của Chính phủ mới với mong muốn “phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung: thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với một hệ thống phân cấp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị công”. Đây là mong muốn mang tính bao trùm và dài hạn, bởi lẽ việc cải cách nền hành chính quốc gia cũng là một việc làm thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của các quốc gia .Vấn đề mang tính quản lý ở đây là cần xác định trong 5 năm, Chính phủ có thể, và cần phải làm những gì, làm như thế nào, chi phí hết bao nhiêu và các tiêu chí để đánh giá là gì.
Để hướng tới các mục tiêu cải cách hành chính, các chủ thể tham dự và chịu ảnh hưởng trực tiếp trong hệ thống là Bộ máy nhà nước và Nhân dân.
Có những câu hỏi mang tính cơ bản cần được làm rõ trước khi tiến hành các biện pháp cải cách đó là: - Câu hỏi thứ nhất: Nền tảng cho việc thiết kế và vận hành nền hành chính quốc gia của ta trong bối cảnh thời đại hiện nay là gì? Nền tảng này cần định vị rõ ràng vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, và quyền lực của Nhà nước trong mối tương quan với các quyền cơ bản và hiến định của người dân. Trong bài viết của Thủ tướng, một số ý tưởng cơ bản đã được thể hiện “Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển”, và “Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; đề cao vai trò phản biện xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi”. Các cơ quan giúp việc cho Chính phủ mới cần căn cứ Hiến pháp, căn cứ các Công ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết, căn cứ những ý tưởng trên, tạo ra một thông điệp rõ ràng, rành mạch cho tiến trình cải cách. Nếu không xác lập được nền tảng này, thì dù có cố công cố sức bao nhiêu, cải cách vẫn đi vào luẩn quẩn. 10 năm sau, đánh giá lại, chắc lại chung chung, vô vị không khác gì đánh giá tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước 2001 - 2010 .
“Các kết quả cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính chưa thực sự nổi bật nhưng cũng góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Tuy vậy, 10 năm thực hiện CCHC vẫn còn có những hạn chế, yếu kém như tốc độ chậm, kết quả chưa được như mục tiêu đặt ra: Hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, thống nhất, vẫn chồng chéo, nhiều về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng; các đầu mối trực thuộc Chính phủ giảm nhưng bộ máy bên trong các bộ chưa giảm; cơ chế quy định trách nhiệm người đứng đầu chưa rõ ràng; cải cách tài chính công mới chỉ là bước đầu, kết quả còn hạn chế...”. (Vietnamnet 2/4/2011)
Câu hỏi thứ hai là Cấu trúc tổ chức hiện hành của Chính phủ, của Nhà nước và của toàn bộ hệ thống chính trị đã thực sự tối ưu chưa? Có những khiếm khuyết “chết người” gì cản trở sự phát triển cần phải sửa ngay? Liệu với hệ thống quản trị quốc gia như hiện nay, có thể có được các biện pháp cải cách thức sự đem lại hiệu lực và hiệu quả cho quản lý nhà nước hay không? Có cần thiết kế lại không và thiết kế lại theo hướng nào?
Có được câu trả lời thỏa đáng cho 2 câu hỏi trên, có lẽ, hầu hết các vấn đề còn lại chỉ mang tính kỹ thuật. Việc thiết kế và vận hành các hệ thống quản lý cho mục tiêu “cải cách hành chính” sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Thành ngữ của một nước châu Âu có câu “làm các việc đúng trước khi làm đúng các việc”. Nếu trong nhiệm kỳ 5 năm tới, Chính phủ mới đặt ra và giải đáp được các bài toán trên, sẽ là một kỳ tích vĩ đại, in đậm dấu ấn trong lịch sử cải cách và phát triển của Đất nước.
Giả sử rằng, Chính phủ mới tiếp tục tiếp cận theo cách “ hãy làm đúng các việc”, “giải các bài toán thành phần trước khi giải bài toán tổng thể”, thì từ góc độ quản lý, việc xây dựng và vận hành các hệ thống thiết chế để bảo đảm đạt được các mục tiêu trước mắt cũng hết sức khó khăn và đòi hỏi tiếp cận đặc biệt nghiêm túc. Thí dụ, để lựa chọn được các cán bộ có tài năng và đức độ tương xứng với vị trí công tác (đây là yêu cầu cơ bản của quản lý), rõ ràng là phải xem lại toàn bộ cái gọi là “quy trình” hiện nay, phải thiết kế lại trình tự tuyển chọn và ra quyết định, phải đưa ra được các chuẩn mực, các rào cản, các chế tài để ngăn chặn việc mua bán chức quyền v.v và v.v. Chưa nói đến chuyện thực hiện trong thực tế, phải có người có trình độ và kinh nghiệm lắm, phải trong sáng lắm và phải mất nhiều thời gian lắm mới có thể có được các đề xuất chuẩn mực và đúng đắn.
Mới chỉ đi vào một mục tiêu (nhiệm vụ trọng tâm) của Chính phủ nhiệm kỳ mới mà đã thấy hàng loạt thách thức về quản lý cần được đặt ra và giải quyết. Hiện tại Chính phủ đang phải đối mặt với các vấn đề nóng bỏng và cấp bách như lạm phát, tỷ giá, nợ công... Liệu đặt các vấn đề này ra có “làm rối” tư duy của các thành viên Chính phủ? Xin thưa, nhiệm kỳ của Chính phủ là 5 năm, là trung hạn. Để đạt được từng mục tiêu, không thể không thiết kế và vận hành một hệ thống quản lý cho mục tiêu đó. Từ các hệ thống cho từng mục tiêu mới có thể tích hợp thành một hệ thống quản trị bao trùm, xuyên suốt cho các mục tiêu tổng thể của Chính phủ. Các quyết sách ngắn hạn, phải được cân nhắc và đặt trong tổng thể trung và dài hạn. Thực tế cho thấy, không làm được điều này, các điều hành và chính sách sẽ mang tính giật cục, giải quyết xong khó khăn này, lại tạo tiền đề nẩy sinh các khó khăn khác. Và bảng thành tích liên tục ghi nhận việc “vượt qua các khó khăn” từ năm này đến năm khác. Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ chắc chắn không muốn như vậy và nhân dân cũng không muốn như vậy. Hy vọng, Chính phủ đủ thời gian và trí tuệ để vượt qua được các thách thức.
Để kết thúc bài này, người viết chân thành đề nghị Chính phủ mới đặt ra một mục tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ này là: “Tạo dựng niềm tin của người dân” và cho thiết kế một hệ thống quản trị để đạt kỳ được mục tiêu đó với những chỉ số đánh giá có thể đo đếm được cho từng giai đoạn. Hệ thống này cần được thể hiện một cách nhất quán và xuyên suốt ở tất cả các văn bản chính sách và pháp luật, ở các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, ở các nguyên tắc ứng xử, các nguyên tắc phát ngôn và hành động từ thôn bản đến các cấp cao nhất. Đây là yếu tố cốt tử cho sự thành công của quản trị doanh nghiệp cũng như quản trị quốc gia. Đã có quá nhiều tổng kết và phân tích sâu sắc điều này, và Nhà thơ Thanh Tịnh (1911 - 1988) cũng đã tổng kết trong một áng thơ bất hủ còn lưu truyền và giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Nguồn Tạp chí Nhà Quản Lý
Trước đó, ngày 31/7, trong bài viết “THỰC HIỆN TỐT 3 KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC MÀ ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI ĐỀ RA LÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2011 – 2016”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày cụ thể 3 nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ mới. Thực chất đây cũng là các mục tiêu chủ yếu mà Chính phủ phấn đấu đạt được trong 5 năm tới. 3 nhiệm vụ đó là : (i)- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. (ii)- Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; và, (iii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Từ góc độ Quản lý, để đảm bảo đạt được từng mục tiêu hoặc từng nhóm các mục tiêu trong khoảng thời gian xác định, cần thiết kế và vận hành một hệ thống quản lý tương ứng (trong đó xác định các phần tử tham gia hệ thống, thiết lập cấu trúc quan hệ giữa các phần tử, xác định lộ trình của các hành động, phân bổ các nguồn lực v.v). Chỉ có như vậy, các mục tiêu mới có thể trở thành hiện thực. Với cách đặt vấn đề như trên, có thể thấy rất nhiều vấn đề quản lý cần được nhận dạng, nghiên cứu và giải quyết, Chính phủ mới có thể thực hiện được các nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu của mình, bằng không, các mục tiêu sẽ chỉ đơn thuần là các mong muốn, khẩu hiệu và kỳ vọng trên giấy.
Đây là một công việc rộng lớn và phức tạp. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ có thể đi sâu vào nhóm mục tiêu thứ nhất và cũng chỉ có thể chấm phá một số nét cơ bản mang tính gợi ý và tham khảo.
Mục tiêu thứ nhất (hoặc khâu đột phá thứ nhất): Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
- Bản thân mục tiêu này cần được làm rõ. Thứ nhất, cần xác định “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì? Nó bao gồm các hệ thống chỉ số và tiêu chí nào? Làm thế nào để đánh giá? Rất nguy hiểm nếu chúng ta cứ để mơ hồ khái niệm mang tính then chốt này. Nhỡ sau 5 năm, ai đó cho rằng, cái mà chúng ta đạt được, không phải là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì sao? Và rồi lại dẫn đến sự tranh luận và chụp mũ: chệch hướng hay không chệch hướng !!
Thứ hai, “ hoàn thiện thể chế “trong 5 năm tới là hoàn thiện cái gì? và đạt được mức độ nào? các chỉ tiêu đánh giá là gì? Việc “hoàn thiện “và” hoàn thiện thể chế” là việc mà mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia phải làm thường xuyên, liên tục, từ đời này sang đời khác. Nếu trong những ngày đầu của nhiệm kỳ mới, Chính phủ không đưa ra được các tiêu chí cụ thể, sau 5 năm, các nguồn lực mà Chính phủ sử dụng cho công việc quan trọng này, các nỗ lực mà Chính phủ thực hiện, chỉ có thể được đánh giá bằng cảm tính hoặc có thể bị phủ nhận hoàn toàn, tùy thuộc vào góc nhìn và thái độ của người đánh giá.
- “Hoàn thiện thể chế” (kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại) hàm ý quan trọng hướng vào việc hoàn thiện chính sách, môi trường pháp lý, các chuẩn mực... Tại bài viết nói trên, Thủ tướng đã xác lập một số định hướng cơ bản cho việc này. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, theo nhiều chuyên gia, khi mà việc đầu tư vào điều chỉnh chính sách, “chạy” chính sách là khoản đầu tư nhanh chóng sinh siêu lợi nhuận và an toàn nhất, ở góc độ quản lý, vấn đề đặt ra là làm thế nào để môi trường pháp lý, các chính sách ban hành thực sự được “hoàn thiện” vì mục tiêu phát triển chung, chứ không nhằm phục vụ lợi ích cho một nhóm nhỏ nào. Có thể cần thiết kế lại hoặc bổ sung quy trình xây dựng và ban hành các văn bản chính sách, pháp luật, trong đó mở rộng việc tham gia của các tầng lớp xã hội, xác lập yêu cầu bắt buộc đối với việc đánh giá tác động của chính sách, pháp luật trước và sau khi ban hành, làm rõ trách nhiệm của những người ký ban hành các văn bản v.v.
- “Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng” được xác định như trọng tâm đầu tiên của “hoàn thiện thể chế”, nhưng bản thân nó cũng là một mục tiêu tự thân cần phải đạt tới. Thực tiễn kinh tế ở nước ta, khi nói đến cạnh tranh, vấn đề nổi cộm nhất vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Trong bài viết, Thủ tướng cũng đã nhấn mạnh “đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp còn tồn tại trên thực tế”. Tuy nhiên, ở góc độ quản lý, vấn đề không đơn giản.
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
- Thứ nhất, trong các văn kiện chính thức, các doanh nghiệp nhà nước được xác định “đóng vai trò chủ đạo”. Thế nào là chủ đạo? Chưa có ai định nghĩa! Để bảo đảm vai trò chủ đạo, các DNNN đương nhiên có quyền yêu cầu các điều kiện tương ứng. Trong lúc chưa biết “chủ đạo” là cái gì, các nguồn lực vẫn được rót vào khu vực này một cách vô tội vạ và vì không có chuẩn mực nào để so sánh, nên không ai biết đến bao giờ mới chấm dứt được tình trạng này.
- Thứ hai, để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, không thể chỉ sửa Luật cạnh tranh hoặc Luật doanh nghiệp, mà một hệ thống đồng bộ các chính sách và thiết chế quản lý bao trùm ở tất cả lĩnh vực liên quan đến chu trình sản xuất, kinh doanh cần được xây dựng và vận hành. Thí dụ, ở khâu tiếp cận các nguồn vốn. Tháng 2/2011, Ban Bí thư TW Đảng có chỉ thị cho phép các DN tư nhân được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay ODA ( nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức). Làm sao mà tiếp cận được khi mà toàn bộ hệ thống quy định về quản lý và sử dụng ODA (từ khâu huy động, chuẩn bị, thẩm định dự án đến quá trình tổ chức thực hiện ở các cấp) được thiết kế hàng chục năm nay chỉ dành cho các cơ quan nhà nước và các DNNN. Quy trình quản lý ODA hiện hành, về cơ bản, không có kẽ hở nào đề các doanh nghiệp tư nhân bén mảng đến khu vực này. Chỉ thị của Ban Bí thư, cũng chỉ là “một tin vui” và vĩnh viễn nằm trên giấy nếu không bổ sung, sửa đổi căn bản các văn bản pháp luật và quản lý có liên quan. Do vậy, để đạt được mục tiêu “tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng”, Chính phủ cần giao một hoặc một vài nhóm nghiên cứu, rà soát tất cả các văn bản pháp luật, các quy trình quản lý, các nguyên tắc và thực tiễn quản trị v.v. Trên cơ sở đó xây dựng một lộ trình hoàn chỉnh, với các hoạt động cụ thể, với trách nhiệm cụ thể của các cơ quan có liên quan và với nguồn lực cần thiết để thực hiện. Từ lộ trình này, xác định, trong khoảng thời gian 5 năm, Chính phủ làm được cái gì, làm đến đâu , đạt được kết quả gì và chi phí hết bao nhiêu tiền. Nếu không làm được như vậy, trong 5 – 10 năm tiếp theo, các chính phủ tiếp theo vẫn tiếp tục và kiên trì đặt mục tiêu này như một trọng tâm cho nhiệm kỳ của mình.
- Thứ ba, liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến các chủ thể trong môi trường cạnh tranh. Các DNNN sau nhiều năm được nuôi dưỡng, hiện có trong tay một nguồn lực tài chính và tài sản khổng lồ so với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác. Các DNNN đã tạo lập được một hệ thống quan hệ “chia ngọt, sẻ bùi” chằng chịt ở hầu hết các vị trí trọng yếu từ trung ương đến địa phương. Liệu còn đất cho sự “công bằng” và “minh bạch thật sự” như Thủ tướng mong muốn trong bài viết của mình? Liệu có thể bảo đảm xây dựng và thực thi được một hệ thống thể chế để từng bước ngăn chặn các ảnh hưởng này? Đó là những vấn đề cần được tính đến một cách nghiêm túc trong khi thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống chính sách và quản lý trong nhiệm kỳ tới của Chính phủ.
- “Cải cách hành chính” cũng được Thủ tướng nhấn mạnh như là một nhiệm vụ trọng tâm và tự thân nó cũng là mục tiêu cần đạt tới của Chính phủ mới với mong muốn “phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia trên tất cả các nội dung: thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính và tài chính công gắn với một hệ thống phân cấp hợp lý, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị công”. Đây là mong muốn mang tính bao trùm và dài hạn, bởi lẽ việc cải cách nền hành chính quốc gia cũng là một việc làm thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của các quốc gia .Vấn đề mang tính quản lý ở đây là cần xác định trong 5 năm, Chính phủ có thể, và cần phải làm những gì, làm như thế nào, chi phí hết bao nhiêu và các tiêu chí để đánh giá là gì.
Để hướng tới các mục tiêu cải cách hành chính, các chủ thể tham dự và chịu ảnh hưởng trực tiếp trong hệ thống là Bộ máy nhà nước và Nhân dân.
Có những câu hỏi mang tính cơ bản cần được làm rõ trước khi tiến hành các biện pháp cải cách đó là: - Câu hỏi thứ nhất: Nền tảng cho việc thiết kế và vận hành nền hành chính quốc gia của ta trong bối cảnh thời đại hiện nay là gì? Nền tảng này cần định vị rõ ràng vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, và quyền lực của Nhà nước trong mối tương quan với các quyền cơ bản và hiến định của người dân. Trong bài viết của Thủ tướng, một số ý tưởng cơ bản đã được thể hiện “Phải chuyển mạnh từ nhà nước điều hành nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển”, và “Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách và thể chế; đề cao vai trò phản biện xã hội và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chính sách và đánh giá hiệu quả thực thi”. Các cơ quan giúp việc cho Chính phủ mới cần căn cứ Hiến pháp, căn cứ các Công ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết, căn cứ những ý tưởng trên, tạo ra một thông điệp rõ ràng, rành mạch cho tiến trình cải cách. Nếu không xác lập được nền tảng này, thì dù có cố công cố sức bao nhiêu, cải cách vẫn đi vào luẩn quẩn. 10 năm sau, đánh giá lại, chắc lại chung chung, vô vị không khác gì đánh giá tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước 2001 - 2010 .
“Các kết quả cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính chưa thực sự nổi bật nhưng cũng góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Tuy vậy, 10 năm thực hiện CCHC vẫn còn có những hạn chế, yếu kém như tốc độ chậm, kết quả chưa được như mục tiêu đặt ra: Hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, thống nhất, vẫn chồng chéo, nhiều về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng; các đầu mối trực thuộc Chính phủ giảm nhưng bộ máy bên trong các bộ chưa giảm; cơ chế quy định trách nhiệm người đứng đầu chưa rõ ràng; cải cách tài chính công mới chỉ là bước đầu, kết quả còn hạn chế...”. (Vietnamnet 2/4/2011)
Câu hỏi thứ hai là Cấu trúc tổ chức hiện hành của Chính phủ, của Nhà nước và của toàn bộ hệ thống chính trị đã thực sự tối ưu chưa? Có những khiếm khuyết “chết người” gì cản trở sự phát triển cần phải sửa ngay? Liệu với hệ thống quản trị quốc gia như hiện nay, có thể có được các biện pháp cải cách thức sự đem lại hiệu lực và hiệu quả cho quản lý nhà nước hay không? Có cần thiết kế lại không và thiết kế lại theo hướng nào?
Có được câu trả lời thỏa đáng cho 2 câu hỏi trên, có lẽ, hầu hết các vấn đề còn lại chỉ mang tính kỹ thuật. Việc thiết kế và vận hành các hệ thống quản lý cho mục tiêu “cải cách hành chính” sẽ đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Thành ngữ của một nước châu Âu có câu “làm các việc đúng trước khi làm đúng các việc”. Nếu trong nhiệm kỳ 5 năm tới, Chính phủ mới đặt ra và giải đáp được các bài toán trên, sẽ là một kỳ tích vĩ đại, in đậm dấu ấn trong lịch sử cải cách và phát triển của Đất nước.
Giả sử rằng, Chính phủ mới tiếp tục tiếp cận theo cách “ hãy làm đúng các việc”, “giải các bài toán thành phần trước khi giải bài toán tổng thể”, thì từ góc độ quản lý, việc xây dựng và vận hành các hệ thống thiết chế để bảo đảm đạt được các mục tiêu trước mắt cũng hết sức khó khăn và đòi hỏi tiếp cận đặc biệt nghiêm túc. Thí dụ, để lựa chọn được các cán bộ có tài năng và đức độ tương xứng với vị trí công tác (đây là yêu cầu cơ bản của quản lý), rõ ràng là phải xem lại toàn bộ cái gọi là “quy trình” hiện nay, phải thiết kế lại trình tự tuyển chọn và ra quyết định, phải đưa ra được các chuẩn mực, các rào cản, các chế tài để ngăn chặn việc mua bán chức quyền v.v và v.v. Chưa nói đến chuyện thực hiện trong thực tế, phải có người có trình độ và kinh nghiệm lắm, phải trong sáng lắm và phải mất nhiều thời gian lắm mới có thể có được các đề xuất chuẩn mực và đúng đắn.
Mới chỉ đi vào một mục tiêu (nhiệm vụ trọng tâm) của Chính phủ nhiệm kỳ mới mà đã thấy hàng loạt thách thức về quản lý cần được đặt ra và giải quyết. Hiện tại Chính phủ đang phải đối mặt với các vấn đề nóng bỏng và cấp bách như lạm phát, tỷ giá, nợ công... Liệu đặt các vấn đề này ra có “làm rối” tư duy của các thành viên Chính phủ? Xin thưa, nhiệm kỳ của Chính phủ là 5 năm, là trung hạn. Để đạt được từng mục tiêu, không thể không thiết kế và vận hành một hệ thống quản lý cho mục tiêu đó. Từ các hệ thống cho từng mục tiêu mới có thể tích hợp thành một hệ thống quản trị bao trùm, xuyên suốt cho các mục tiêu tổng thể của Chính phủ. Các quyết sách ngắn hạn, phải được cân nhắc và đặt trong tổng thể trung và dài hạn. Thực tế cho thấy, không làm được điều này, các điều hành và chính sách sẽ mang tính giật cục, giải quyết xong khó khăn này, lại tạo tiền đề nẩy sinh các khó khăn khác. Và bảng thành tích liên tục ghi nhận việc “vượt qua các khó khăn” từ năm này đến năm khác. Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ chắc chắn không muốn như vậy và nhân dân cũng không muốn như vậy. Hy vọng, Chính phủ đủ thời gian và trí tuệ để vượt qua được các thách thức.
Để kết thúc bài này, người viết chân thành đề nghị Chính phủ mới đặt ra một mục tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ này là: “Tạo dựng niềm tin của người dân” và cho thiết kế một hệ thống quản trị để đạt kỳ được mục tiêu đó với những chỉ số đánh giá có thể đo đếm được cho từng giai đoạn. Hệ thống này cần được thể hiện một cách nhất quán và xuyên suốt ở tất cả các văn bản chính sách và pháp luật, ở các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, ở các nguyên tắc ứng xử, các nguyên tắc phát ngôn và hành động từ thôn bản đến các cấp cao nhất. Đây là yếu tố cốt tử cho sự thành công của quản trị doanh nghiệp cũng như quản trị quốc gia. Đã có quá nhiều tổng kết và phân tích sâu sắc điều này, và Nhà thơ Thanh Tịnh (1911 - 1988) cũng đã tổng kết trong một áng thơ bất hủ còn lưu truyền và giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Nguồn Tạp chí Nhà Quản Lý